Nội Dung Bài Viết
Gà bị liệt chân sẽ khiến khả năng di chuyển của gà bị ảnh hưởng. Từ đó ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của gà. Ngoài ra, khi bị liệt chân thì tính thẩm mỹ của chúng cũng giảm đáng kể. Cho dù đó là gà nuôi lấy thịt hay nuôi gà đá thì cũng coi như là bị hỏng không thể làm gì khác. Vậy gà bị bệnh liệt chân nguyên do là gì? Làm sao chữa bệnh liệt chân ở gà hiệu quả? Hãy lắng nghe lời khuyên từ Minh Gà Chọi nhé!
- Chữa gà bị khô chân như thế nào trong thời gian ngắn?
- Bệnh đậu gà và cách điều trị hiệu quả trong 2 tuần
- Cách chữa gà bị hen khẹc khò khè lên đờm hiệu quả
- Cách chữa mốc cho gà bằng thuốc tây hiệu quả
- Cách trị gà ăn không tiêu hiệu quả nhất 2020
Gà bị liệt chân là bệnh gì?
Gà bị liệt chân là loại bệnh thường gặp ở gà và gia cầm nói chung. Loại bệnh này do virus Herpes gây ra. Chúng gây ra các rối loạn vận động trong các tổ chức thân kinh ngoại biên và các cơ quan nội tạng. Về lâu về dài sẽ dẫn tới bại liệt. Nguyên nhân là do sinh ra các tế bào limpho tạo ra các khối u trong cơ thể của gà.
Tùy theo sức đề kháng của gà và độc tính của virus mà sự tác động khác nhau. Từ đó sinh ra các trường hợp bệnh mãn tính hoặc cấp tính tùy theo từng loại và sức khỏe của gà.
Triệu chứng gà bị liệt chân
Tùy tình trạng bệnh mà sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên cũng có những triệu chứng rất khó phân biệt với các loại bệnh khác.
Mãn tính
Dễ dàng nhận biết được gà bị bệnh bại liệt chân khi quan sát chúng. Triệu chứng rõ ràng nhất đó chính là gà kém hoạt động, cánh, đuôi rủ xuống. Dần dần đi lại khó khăn và không thể đi lại được nữa. Ngoài ra, 1 biểu hiện nữa có thể dễ nhận biết khác đó là viêm mắt. Khi thấy mắt gà chảy nước, chảy mủ và thị lực kém dần. Dẫn tới việc kiếm ăn trở nên khó khăn hơn.
Cấp tính
Có 1 triệu chứng khó phân biệt hơn đó chính là hiện tượng chết đột ngột. Tuy nhiên việc chết đột ngột có khá nhiều lý do, bệnh lý khác nên cũng khó có thể phân biệt được rõ ràng.
Độ tuổi gà nào dễ mắc bệnh liệt chân?
Mỗi thể mãn tính, cấp tính sẽ có những độ tuổi dễ mắc phải riêng. Đó có thể do thể trạng của từng độ tuổi ảnh hưởng tới sức khỏe, phòng chống của gà.
Gà con 4-8 tuần tuổi
Đây là giai đoạn gà con, gà tơ nhỏ nên rất dễ bị mắc phải. Tuổi đời chỉ khoảng 2 tháng chưa đủ sức lực nhiều để có thể chống chọi với bệnh liệt chân ở gà. Ở độ tuổi này gà thường mắc phải thể cấp tính của bệnh này.
Gà 4-8 tháng tuổi
Khi gà đã lớn hơn cứng cáp và sức chịu đựng tốt hơn thì tình trạng chết đột ngột sẽ giảm xuống. Khi đó chúng sẽ chỉ bị bệnh bại liệt hoặc đau mắt mà thôi. Đây chính là triệu chứng của thể mãn tính.
Chữa gà bị liệt chân cho uống thuốc gì?
Hiện nay bệnh gà bị liệt chân không có thuốc đặc trị bệnh hữu hiệu. Tức là khi gà đã bị bệnh thì không thể chữa khỏi khi gà còn nhỏ và dễ bị tử vong. Nếu gà lớn hơn thì tỉ lệ sống cũng cao hơn nhưng sẽ bị liệt chân dẫn tới việc nuôi lấy thịt hoặc gà đá sẽ không được. Do vậy khi gà đã bị bệnh thì không nên cố tìm cách chữa trị nữa mà thay vào đó nên cách ly, tiêu hủy để tránh chúng có thể lây lan ra các cá thể khác trong đàn nuôi.
Phòng bệnh gà liệt chân như thế nào?
Do không có thuốc chữa bệnh liệt chân ở gà một cách hiệu quả nên việc phòng bệnh là hết sức quan trọng.
Tiêm vắc xin
Đây là cách hữu hiệu nhất để phòng bệnh. Đối với gà con thì việc tiêm vắc xin sẽ tạo ra những kháng thể giúp gà có thể chống chịu với bệnh một cách tốt nhất. Đối với gà con thì cần tiêm vắc xin ngay cho gà 1 ngày tuổi để phòng bệnh.
Dọn dẹp chuồng trại
Dọn dẹp thường xuyên chuồng trại giúp không gian thoáng hơn, sạch sẽ hơn. Loại bỏ các mầm bệnh có thể ẩn chứa trong phân, lỗ chân lông của lông gà.
Nuôi riêng lẻ từng loại gà
Chúng ta không nuôi chung gà không cùng độ tuổi bởi sức đề kháng và chịu đựng của chúng khác nhau. Nên tách riêng ra gà thịt, gà đẻ trứng, gà con để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của chúng tốt.
Tiêu hủy cách ly nhanh
Khi đã phát hiện cá thể gà bị bệnh bại liệt chân thì nên cách ly và tiêu hủy. Không nên nuôi nhốt chung hoặc cố chữa trị. Do không có thuốc trị bệnh gà liệt chân hiệu quả nên cần cách ly, tiêu hủy sớm để bảo vệ đàn còn lại.
Khử trùng chuồng trại
Sau khi nuôi và xuất 1 lứa xong thì chúng ta nên khử trùng chuồng. Nhằm loại bỏ hoàn toàn những mầm bệnh còn xót lại. Đặc biệt là khi có dịch thì nên nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc này. Nên rắc vôi bột trong khắp khu chuồng trong vòng ít nhất 1 tháng. Chúng sẽ đảm bảo được vệ sinh, loại bỏ các mầm bệnh còn xót lại.
Như vậy qua bài viết này khách hàng đã biết được gà bị bệnh liệt chân là bệnh gì rồi nhé. Hãy cố gắng chăm sóc, để ý tới đàn gà của mình để sớm nhận ra những triệu chứng bệnh và cách ly. Nếu cần thêm sự trợ giúp hãy liên hệ ngay với Minh Gà Chọi !