Trị Dứt Điểm Bệnh Đầu Đen Ở Gà Từ Các Sư Kê

Bệnh đầu đen ở gà thường xuất hiện phổ biến ở những vùng có khí hậu ẩm ướt. Căn bệnh này lây lan rất nhanh và nguy hiểm cho cả đàn gà nếu không ngăn chặn kịp thời. Ảnh hưởng đến giá trị kinh tế và năng suất của các chủ trang trại. MinhGaChoi.com sẽ giúp bà con hiểu thêm về căn bệnh này.

Bệnh đầu đen trên gà
Bệnh đầu đen trên gà gây thiệt hại cho các trang trại chăn nuôi.

Bệnh đầu đen ở gà

Bệnh gà đầu đen

Bệnh đầu đen ở gà hay còn gọi là Histomoniasis do một tác nhân đơn bào Histononas Meleagridis gây ra. Chúng thường sống ký sinh ở manh tràng và gan gây nên các căn bệnh như bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm, kén ruột,…

Điều trị bệnh đầu đen ở gà
Gà bị nhiễm bệnh.

Đối với bệnh này có thể xuất hiện ở gà con, gà trưởng thành, gà đẻ và ngay cả gà đá. Vào mùa mưa, tình trạng bệnh trở nên phổ biến hơn. Riêng đối với những con gà trưởng thành thì có thể mắc bệnh bất kì lúc nào.

Gà bị bệnh đầu đen

Cách phòng bệnh đầu đen cho gà
Nội tạng bị hoại tử do kí sinh trùng ăn mòn.
  • Bệnh đầu đen ở gà tập trung ở các trang trại gà thả vườn.
  • Trứng giun kim, giun đất là nguyên nhân lây nhiễm và dễ dàng tái phát lại.
  • Khi gà bị bệnh đầu đen tỷ lệ tử vong rất cao. Theo các bác sĩ thú y trong ngành chăn nuôi cho biết tỉ lệ này lên đến khoảng 80%.
  • Bệnh này có dấu hiệu nhận biết dễ dàng hơn không lẫn với các bệnh khác. Vì loại ký sinh đơn bào này nằm ở gan và manh tràng.

Tham khảo thêm: Bệnh đầu đen Wikipedia.

Bệnh đầu đen trên gà

Biểu hiện bệnh đầu đen ở gà

Khi gà mắc bệnh đầu đen thường được thể hiện ra như sau

Bệnh đầu đen ở gà
Biểu hiện khi gà mắc bệnh đầu đen.

Dấu hiệu bên ngoài của bệnh đầu đen ở gà

  • Gà hay rúc đầu vào cánh, ủ rũ.
  • Đứng im một chỗ do bị rét lạnh, có triệu chứng sốt cao trên 42 độ C.
  • Tìm chỗ ấm áp và nắng để nằm.
  • Da gà có màu xanh xám, nặng hơn có thể màu thâm đen.
  • Mào gà bị thâm tím.
  • Gà bị run rẩy, co giật nhưng không sốt. Có thể gà chết sau khoảng 1-2 ngày.
  • Thông thường chúng sẽ chết vào ban đêm, dần dần những con trong đàn cũng chết theo.
Gan xuất hiện các đốm thâm đỏ và sưng phồng.

Dấu hiệu bên trong của bệnh đầu đen ở gà

  • Gan bị sưng phồng lên gấp 3 lần so với bình thường. Bắt đầu xuất hiện hạt li ti màu đỏ thẫm do bị viêm gan hoại tử. Từ từ sẽ chuyển thành màu trắng như khối u nhưng lõm vào bề mặt trong.
  • Bị viêm manh tràng, sưng phồng.
  • Trong máu tạo kén màu trắng đục, xuất hiện nhiều dịch nhầy.
Trong nội tạng có dịch nhầy.

Nguyên nhân gà mắc bệnh đầu đen

Nguyên nhân chủ yếu là do con kí sinh trùng Histononas Meleagridis. Chúng tồn tại và phát triển ở những môi trường ẩm ướt.

Gà bị nhiễm bệnh qua đường ăn uống. Do thức ăn hoặc dụng cụ có kí sinh trùng chưa được rửa sạch.

Sulfamonomethoxine.

Quá trình lây nhiễm diễn ra nhanh chóng vì những con bị bệnh đi phân có kí sinh và trứng giun kim. Làm lây lan cho những con trong đàn.

Mặt khác, giun đất cũng ăn phân và trứng giun kim bị nhiễm bệnh. Đây là nguyên nhân vì sao mà hiện nay những trang trại mắc phải căn bệnh này thường không thể diệt cỏ tận gốc. Bởi vì nó có thể tái phát lại bất kì lúc nào.

Điều trị bệnh đầu đen ở gà

  • Dùng thuốc hạ sốt cho gà Paracetamol. Kết hợp chung với vitamin K để cầm máu và BComplexGlucoseVitamin C giúp gà tăng hệ miễn dịch. Pha toàn bộ với nước và uống vào buổi sáng.
  • Sau khoảng 4 tiếng, cho gà uống Sulfamonomethoxine hoặc Doxycyclin hoặc tiêm Doxycyclin.
  • Nên điều trị cho đàn gà ít nhất 1 tuần.
Tiêm vacxin cho gà.
  • Gà sử dụng thuốc kháng sinh nhiều thì gan , thận cũng bị ảnh hưởng. Nên cho gà uống thêm giải độc gan, thận để thanh lọc cơ thể.
  • Có thể dùng thêm men tiêu hóa và thuốc trợ lực cho gà.
  • Thức ăn của gà phải đảm bảo vệ sinh, đủ dinh dưỡng.
  • Dùng Formol 2% để diệt trùng toàn bộ trang trại và khu vực chăn nuôi gà. Giúp diệt sạch các kí sinh trùng trong chuồng và giun đất.

Cách phòng bệnh đầu đen cho gà

Bệnh đầu đen ở gà là căn bệnh khả năng tái phát lại cho cả đàn gà rất cao. Nên việc phòng bệnh là hết sức cần thiết trong những trường hợp này.

Mang đồ bảo hộ khi vào chuồng.
  • Luôn luôn phải giữ chuồng trại sạch sẽ. Không những phun khử trùng dưới nền mà ngay cả khu vực thả vườn, chỗ gà ngủ. Tránh trường hợp cho gà ngủ dưới nền.
  • Phân tách gà tây với gà thường. Vì gà tây nguy cơ nhiễm bệnh sẽ cao hơn do sức đề kháng cũng như không thích ứng được với kí hậu nước ta.
  • Chia lứa gà theo tuổi, không nuôi chung 1 chuồng.
  • Khi xuất chuồng một lứa gà để trống chuồng và khử trùng khoảng 1 tháng mới nhập lứa mới về.
Phòng bệnh luôn là biện pháp tốt nhất.
  • Khu vực cho gà ăn uống ngủ nghỉ phải luôn khô thoáng.
  • Trời mưa không cho gà ra khu vực thả vườn.
  • Tẩy giun cho gà định kì. Sau khi gà đi phân thì nên dọn sạch.
  • Đối với chuồng đã từng nhiễm bệnh, cho gà uống thêm 1g thuốc tím pha với 10 lít nước hoặc có thể thay thuốc tím bằng Đồng sulfat. Nếu gà không uống hết trong 2 giờ bắt buộc phải đổ bỏ toàn bộ.

Bệnh đầu đen ở gà khiến bà con chăn nuôi phải khiếp sợ vì không những gây tì lệ gà chết cao mà còn tái phát lại cho đàn sau. Chính vì thế đừng để có bệnh rồi mới chữa mà việc bà con cần làm là phòng bệnh. Bởi vì không những đỡ tốn chi phí mà còn giúp đem lại năng suất kinh tế ổn định hơn.

Tổng hợp: MinhGaChoi.com

Tôi là một người yêu và đam mê gà chọi. Blog này được lập ra với mục đích chia sẻ đam mê với những ai yêu thích gà chọi. Tất cả kinh nghiệm chăm, nuôi gà chọi của tôi đều được cập nhật tại website này. Nếu thấy hữu ích hãy bấm like và theo dõi tôi nhé. Cám ơn các bạn!