Kỹ Thuật Nuôi Gà Thả Vườn Cho Bà Con Đạt Hiệu Quả Cao

Mô hình chăn nuôi gà thả vườn đang phát triển mạnh ở các tỉnh của Việt Nam nước ta. Để có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao từ mô hình này. Nhiều hộ chăn nuôi cần phải áp dụng đúng kỹ thuật nuôi gà thả vườn thì mới có được năng suất cao. 

Cùng theo dõi bài viết dưới đây cùng chúng tôi để nắm được kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn nhé. 

1. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà ta thả vườn

Việc chăn nuôi gà thả vườn không phải là khó khăn nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu thì không phải ai cũng nắm được kỹ thuật nuôi gà thả vườn. Đòi hỏi các hộ chăn nuôi phải biết cách học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu. Áp dụng kinh nghiệm từ những người đi trước vào chăn nuôi của mình để mang đến hiệu quả. 

Để có thể đạt được năng suất cao trong chăn nuôi gà thả vườn. Chúng tôi xin giới thiệu đến quý bà con kỹ thuật chăn nuôi dưới đây. 

1.1. Khâu chuẩn bị điều kiện nuôi

Đây là một trong những khâu quan trọng trong kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn. Cần phải chuẩn bị đầy đủ các thiết bị như chuồng, rèm che, chụp sưởi, máng ăn, máng uống. Tất cả các thiết bị này phải được chuẩn bị trước và khử trùng 5-7 ngày trước khi đi vào sử dụng. 

  • Ngoài ra các loại thức ăn, thuốc thú ý cần phải chuẩn bị đầy đủ và kỹ càng. 
  • Chuồng nuôi cần đảm bảo mát mẻ, thông thoáng vào mùa hè và mùa đông thì kín đáo.
  • Nền chuồng cần được thiết kế đúng kỹ thuật. Thoát nước, cao ráo so với mặt đất.
  • Sử dụng trấu, dăm bào để làm chất độn chuồng. Độ dày khoảng 5-10cm và cần phải phun thuốc khử trùng trước khi đưa vào sử dụng.
  • Chuồng cần đảm bảo được lưu thông không khí

Chuẩn bị chuồng trại

Cần chọn những khu đất cao ráo đề xây dựng chuồng. Vị trí cần xây chuồng là nên đặt ở hướng Đông hoặc là Đông Nam. Có thể hứng ánh nắng vào buổi sáng và tráng nắng gắt vào trưa nóng.

Mặt cửa chuồng nên xoay về hướng đông nam. Sàn chuồng nên làm bằng tre thưa hoặc là lưới cách mặt đất 0,5m. Dễ dàng dọn vệ sinh, khô ráo và thông thoáng. 

Xung quanh chuồng nên sử dụng lưới B40 hoặc là tre, gỗ, nứa

Ngoài ra cần phải chuẩn bị lồng úm để úm gà con và sưởi ấm bằng đèn. 

Kỹ thuật chuẩn bị máng ăn, máng uống cho gà thả vườn

Khi gà còn nhỏ thì rải tấm cám trên 1 miếng lót trên sàn chuồng. 

Khi gà đã lớn thì cho chúng ăn bằng máng cho gà con. Sau 15 ngày thì sử dụng máng treo cho chúng ăn. 

Máng uống cần phải đặt hoặc là treo xen kẽ với máng ăn trong vườn để gà có thể vừa ăn vừa tìm thấy nước. Cần phải thay nước thường xuyên sạch sẽ cho gà 2-3 lần/ngày nhé. 

Kỹ Thuật Nuôi Gà Thả Vườn

Kỹ thuật chuẩn bị bể tắm cát, máng cát sỏi cho gà thả vườn

Tắm cát là hoạt động là gà rất yêu thích. Vì vậy trong kỹ thuật nuôi gà thả vườn bà con lưu ý xây thêm bể chứa cát, tro bếp để chúng tắm. Đặt thêm máng cát, sỏi nhỏ xung quanh nơi chăn thả để giúp gà có thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn. 

Chuẩn bị dàn đậu cho gà – kỹ thuật nuôi gà thả vườn

Tập tính của gà nói chung là thích ngủ trên cao vào ban đêm. Giúp cho chúng tránh xa được kẻ thù và giữ cho đôi âm ẩm không bị nhiễm bệnh. Vì vậy mà khi chăn nuôi cần phải làm giàn đậu cho gà. Có thể làm bằng tre, gỗ và giàn đậu cách mặt đất nửa mét. Mỗi giàn cách nhau khoảng 30-40cm. 

Bên cạnh đó phải làm ổ đẻ cho gà ở những nơi tối. Mỗi ổ đẻ cho 5-10 con gà mái. 

Làm ổ đẻ cho gà để nơi tối. Một ổ đẻ cho 5-10 con gà mái.

Xây dựng bãi chăn thả

Bà con cần chọn những nơi có đất trống, rộng rãi và có nhiều bóng râm để gà thoải mái chạy nhảy và có nơi tránh nắng. Ngoài ra cần thêm các loại cỏ xanh để làm thức ăn. Nếu bà con có điều kiện thì nên đầu tư máng ăn và máng uống cho gà trong vườn. 

Giống như là chuồng nuôi, bãi thả cũng cần đảm bảo thoát nước tốt. Phải có độ bằng phẳng và không có vật là, nước đọng, rác thải xung quanh. Cần chuẩn bị rào chắn để đảm bảo gà không đi ra ngoài, không bị những con vật khác làm hại. 

1.2. Kỹ thuật chọn giống gà ta thả vườn

Chọn gà nuôi

Nếu như bà con nuôi gà ta thả vườn theo hướng lấy thịt thì nên chọn những con gà như gà Tam Vàng, Đông Tảo, gà nòi, gà Hồ, Lương Phượng,…

Nếu nuôi gà theo hướng lấy thương phẩm thì có thể chọn các giống như gà ri, gà Tam Hoàng, Tàu Vàng,…

Chọn giống gà con

  • Nên chọn những con đồng đều về trọng lượng
  • Mắt sáng, tinh khôn, lông mượt, bụng gọn và chân mập
  • Không chọn những con mỏ vẹo, chân khô, hở rốn, bụng xệ, cánh xẹ, thâm đen ngay bụng. 

1.3. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gà thả vườn

Đưa gà con về chuồng trại lúa sáng sớm hoặc chiều mát, tránh những ngày mưa bão. Khi đưa gà vào chuồng thì cho chúng uống nước pha với Electrotyle hoặc Vitamin C. 

Chỉ cho gà con ăn thức ăn như là tấm nấu chín hoặc là ngô, thóc xay nhuyễn. Sang ngày thứ 3 thì cho chúng ăn thức ăn công nghiệp hoặc là tự trộn với các phế phẩm. 

Sau 7 ngày thì trộn thuốc cầu trùng vào thức ăn cho gà. 10 ký thức ăn thì trộn 1 gram Rigecoccin. Thay giấy lót và dọn phân chuồng mỗi ngày cho sạch sẽ. 

Máng ăn và máng uống cần được rửa sạch sẽ, thường xuyên. Quan sát tình trạng của gà nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì cách ly ngay để có biện pháp xử lý kịp thời. 

Dùng bóng đèn tròn 75W để úm gà. Quan sát nếu thấy chúng tụ quanh bóng đèn thì nhiệt độ chuồng thấp, đang bị lạnh. Nếu tụ lại 1 góc chuồng thì chúng đang bị gió lùa. Trong giai đoạn úm cần thắp đèn suốt đêm để tránh bị chuột, mèo bắt và để chúng dễ tìm thấy thức ăn hơn. 

Nếu như gà nuôi để thịt thì không cần phải cắt mỏ. Còn đối với gà đẻ thì cần phải cắt phần sừng đi để chúng không mổ nhau. Nên cắt vào thời điểm 6-7 tuần tuổi. 

Lưu ý là không được nuôi nhiều lứa gà trong cùng 1 chuồng vì khó quan sát và khó chăm sóc. 

1.4. Thức ăn cho gà ta

Gà thả vườn khá nhạy cảm cho nên không được cho ăn các loại thức ăn bị ẩm mốc, hư hại, nhiễm nấm hay thối rữa. 

Trong kỹ thuật nuôi gà thả vườn cần đảm bảo trong khẩu phần ăn phải có đầy đủ các chất như là đạm, khoáng, vitamin, năng lượng. Kiểm soát lượng thức ăn để không bị mập mỡ, làm giảm sản lượng trứng của gà đẻ. 

Giai đoạn sau khi úm thì nên bổ sung thêm sau xanh cho gà. Nuôi thêm trùn đất để cung cấp lượng đạm dồi dào cho chúng. 

Nước uống cần phải được đầy đủ và sạch để gà sống lâu nếu như thiếu thức ăn. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu về giống gà mang lại tiền triệu cho bà con mỗi ngày, hãy đọc qua bài viết gà nước tại trang trại gà VN

Kỹ Thuật Nuôi Gà Thả Vườn

1.5. Vệ sinh phòng bệnh – kỹ thuật nuôi gà thả vườn

Vệ sinh phòng bệnh là vấn đề cần thiết trong kỹ thuật nuôi gà thả vườn. Chuồng gà phải được đảm bảo sạch sẽ, thô khoáng, không được để cho ao tù nước đọng ở trong khu thả vườn. 

Áp dụng nghiêm chỉnh lịch tiêm vacxin cho gà để phòng các bệnh ở gia cầm. 

Lưu ý khi phòng bệnh cho gà

Phòng bằng Vaccine

– Chỉ sử dụng vacxin khi gia cầm khỏe mạnh.

– Lắc kỹ vacxin trước khi sử dụng.

– Chỉ được sử dụng trong ngày khi mở nắp, dư sẽ phải hủy bỏ.

– Dùng vitamin để bồi dưỡng cho gà. 

Phòng bằng thuốc

– Bệnh tiêu hóa: sử dụng Oxyteracilin, chloramphenicol…

– Bệnh hô hấp: sử dụng Tylosin, Tiamulin,…

Chú ý, không được dùng 1 loại kháng sinh liên tiếp trong 1 liệu trình. Mỗi liệu trình tầm 3-4 ngày là đủ.

Đối với gà để thì nên sử dụng kháng sinh khi gà bệnh. Sau 6 tháng đẻ thì cho ngừa các bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, gumboro.

2. Kết luận

Trên đây là kỹ thuật nuôi gà thả vườn cho bà con tham khảo, chúc bà con áp dụng thành công nhé. 

Tổng hợp: MinhGaChoi.com

Tôi là một người yêu và đam mê gà chọi. Blog này được lập ra với mục đích chia sẻ đam mê với những ai yêu thích gà chọi. Tất cả kinh nghiệm chăm, nuôi gà chọi của tôi đều được cập nhật tại website này. Nếu thấy hữu ích hãy bấm like và theo dõi tôi nhé. Cám ơn các bạn!