Trần Ngọc Thêm là Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học ngành Ngữ văn. Ông là nhà văn hóa học của Việt Nam. Hiện tại, ông đang giữ chức Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, thuộc Đh Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đh Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Ông còn là Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương của Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp THPT, ông thi đỗ và trở thành sinh viên Khoa sự bị đại học của trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Minsk (Liên Xô nay thuộc Bielorussia). Sau 2 năm học tại đây, ông tham gia khóa học 5 năm ngành Ngôn ngữ học toán học tại trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Lêningrad (ở Liên Xô, tức Sankt-Peterburg- Nga ngày nay).
Sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt, ông trở về nước, trở thành giảng viên Khoa Ngữ văn tại trường ĐH Tổng Hợp Hà Nội từ năm 1975-1984. Năm 1984, ông trở lại trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Lêningrad để nghiên cứu ngành Ngữ văn. Cho tới cuối năm 1987, ông bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ Ngữ văn tại đây. Ông được Hội đồng học vị tối cao Liên Xô (BAK CCCP) cho quyền đặc cách bảo vệ lại để nhận bằng Tiến sĩ Khoa học. Ông đã bảo vệ thành công và trở thành Tiến sĩ khoa học vào năm 1988.
Năm 1989, ông về nước, tiếp tục làm việc tại Khoa Ngữ Văn của trường Đh Tổng hợp Hà Nội cho tới năm 1992. Năm 1991, ông được Hội đồng Chức danh nhà nước Việt Nam phong học hàm lên Phó giáo sư. Năm 1992, sau 17 năm làm việc tại trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, ông vào Nam và công tác tại trường ĐH Tổng hợp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, ông trở thành Trường bộ môn Châu Á học tại đây. Từ năm 1995 đến 1998, ông là Trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đông phương tại trường ĐH Dân lập Ngoại ngữ – Tin học Tp. Hồ Chí Minh (HUFLIT).
Tháng 01/1999, ông được bổ nhiệm làm Phó khoa Đông phương học tại trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Sau đó, ông làm Trưởng kho từ tháng 01/2002-07/2003. Tháng 4/2002, ông giữ chức Trưởng bộ môn Văn hóa Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh vào tháng 11/2008. Ông đảm nhiệm vị trí này cho tới tháng 02/2011.
Tháng 11/1999, ông được bầu làm Viện sĩ nước ngoài Viện hàn lâm Khoa học Tự Nhiên Nha. Tháng 11/2002, ông được Hội đồng chức danh Nhà nước Việt Nam phòng hàm Giáo sư. Tháng 7/2011, ông làm Giám đốc Trung tâm văn hóa học Lý luận và Ứng dụng tại trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Cũng trong năm 2011, ông trở thành Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung Ương.
Một số tác phẩm:
- Năm 1985 – Ngữ pháp văn bản và việc dạy làm văn, Nhà xuất bản Giáo dục
- Năm 1991 – Sổ tay tiếng Việt cấp II, Nhà xuất bản Giáo dục
- Năm 1996 – Ngữ pháp văn bản, Nhà xuất bản Giáo dục
- Năm 1996 – Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh
- Năm 1997 – Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục
- Năm 1998 – Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục
- Năm 1999 – Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục
- Năm 2013/2014 – Văn hoá người Việt vùng Tây Nam Bộ, NXB Văn nghệ
- Năm 2016 – Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai, Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ
Bạn gái/ vợ/ người yêu Giáo sư Trần Ngọc Thêm là ai?
Thông tin này hiện đang được cập nhật!
Giáo sư Trần Ngọc Thêm cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu?
Chiều cao: đang cập nhật
Cân nặng: đang cập nhật
Số đo 3 vòng: đang cập nhật
Giáo sư Trần Ngọc Thêm sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi?
Trần Ngọc Thêm sinh ngày 20-1-1951 (71 tuổi).
Giáo sư Trần Ngọc Thêm sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?
Trần Ngọc Thêm sinh ra tại Tỉnh Phú Thọ, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Bảo Bình, cầm tinh con (giáp) hổ (Canh Dần 1950).
Trần Ngọc Thêm xếp hạng nổi tiếng thứ 81630 trên thế giới và thứ 13 trong danh sách Giáo sư nổi tiếng.
Người nổi tiếng theo ngày sinh:
/
Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Trần Ngọc Thêm được minhgachoi.com cập nhật liên tục.
Các thông tin về Giáo sư Trần Ngọc Thêm có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: [email protected]
Chuyên mục: Thần Kê Nổi Tiếng
Source: Minh Gà Chọi