Định Nghĩa, Ví Dụ, Hang Cùng Ngõ Hẻm Là Gì

tham độc” (Đào Duy Anh);

– “1. Hiểm trở ; 2. yên hay nguy thành hay hỏng không thể biết trước được ; 3.hiểm hóc, gian hiểm ; 4.không dễ dàng, không như thường ” (Thiều Chửu);

– “Khó khăn trở ngại – độc ác, hại người” (Nguyễn Quốc Hùng).

Xin nói rõ rằng trong khi dẫn lời giảng của Đào Duy Anh và Thiều Chửu, chúng tôi đã mạn phép đặt những từ “thế đất”, “sự tình”, “tính tình” và “sự gì” trong ngoặc vuông vì những từ này không trực tiếp thuộc về nghĩa của từ được giảng. Đó là những lời giảng về tính từ “hiểm” của tiếng Hán trong một số từ điển Hán Việt. Tính từ này cũng đã được Mathews’ Chinese English Dictionary dịch là “dangerous” (nguy hiểm); còn Dictionnaire classique de la langue chinoise của F.S. Couvreur thì dịch là “haut, escarpé” (cao, dốc). Từ “hiểm” này cũng chỉ đi vào tiếng Việt với tư cách tính từ và được Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học (Vietlex) giảng là “1- có địa hình dễ gây tai nạn cho người đi lại 2- ở vị trí mà nếu bị tổn thương thì dễ ảnh hưởng nghiêm trọng một cách khó lường với toàn bộ, toàn cục 3- thường gây nguy hại một cách khó lường”.

Nhưng nếu chỉ đơn thuần căn cứ vào tính từ “hiểm” thì ta sẽ khó tìm đến được với từ nguyên của “hẻm” trong tiếng Việt trừ phi ta chịu nhìn vào cả danh từ “hiểm” mà từ điển Couvreur dịch là “précipice, obstacle, endroit difficile à franchir” (vực thẳm, vật chướng ngại, chỗ khó vượt qua) còn từ điển Mathews thì dịch là “a narrow pass” (hẻm núi hẹp). Đây chính là cái nghĩa của từ “hẻm” trong “hẻm núi” và đây cũng chính là căn cứ ngữ âm – Ngữ nghĩa cho phép ta khẳng định rằng “hẻm” trong “hẻm núi” chính là điệp thức của “hiểm-narrow pass”. Về nghĩa thì chuyện đã rõ còn về âm thì mối quan hệ giữa “hiểm” với “hẻm” vẫn là chuyện thường thấy qua nhiều thí dụ về IÊ- ↔ E- trước M, N, P, T và U:

– “Biện” , cánh hoa ↔ “bèn” trong “rã bèn”;

– “Chiếp” , dáng miệng mấp máy ↔ “chép” trong “chép miệng”;

– “Diệp” , lá → chỉ cái gì mỏng, nhẹ ↔ “dẹp”;

– “Điếm” , vết ố trên ngọc ↔ “đém” là cái đốm mờ;

“điến” , vẩn đục, bẩn ↔ đen;

– “Kiềm” là kìm kẹp, trói buộc ↔ “kèm” trong “kèm cặp”;

– “kiển” ↔ “kén” trong “kén tằm”;

– “Kiếu”, quen đọc thành “khiếu”

, gọi ↔ “kêu”;

– “Liệt” , lửa cháy mạnh ↔ “lẹt” trong “khét lẹt”;

– “Nhiên” , đốt bằng lửa ↔ “nhen” trong “nhen nhúm”; v.v…

Cứ như trên thì “hẻm” trong tiếng Việt là do “hiểm” (= hẻm núi) của tiếng Hán mà ra. Và trong tiếng Việt thì nó đã xuống núi mà đi vào thành phố, có nhiều phần chắc chắn là thông qua con đường của biện pháp ẩn dụ. Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi muốn thảo luận kỹ về lời giảng từ “hẻm” trong Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên (TĐVT) và quyển từ điển cùng tên của Trung tâm Từ điển học (Vietlex) do Hoàng Phê chủ biên (TĐHP). TĐHP giảng:

“I (danh từ) 1- lối đi hẹp, hai bên có vách núi cao: hẻm núi – hẻm đá || 2- (khẩu ngữ) ngõ hẻm (nói tắt)

“II (tính từ) nhỏ và hẹp, hai bên thường có tường vách, khó đi: hang cùng ngõ hẻm ”.

Còn TĐVT thì giảng:

“1- chật hẹp và khó đi: đường hẻm, ngõ hẻm. 2- ngõ hẹp, đường hẹp, hai bên có tường cao, núi cao”.

Mặc dù vẫn phảng phất nghĩa gốc của từ “hẻm” nhưng những lời giảng trên đây thì lại không rạch ròi, trước nhất là ở chỗ tiếng Việt chỉ có tính từ “hiểm” chứ không có tính từ “hẻm”. Hai thí dụ “đường hẻm”, “ngõ hẻm” trong TĐVT là những danh ngữ cố định còn thí dụ “hang cùng ngõ hẻm” trong TĐHP là một thành ngữ nên ta không thể căn cứ vào những tổ hợp cố định để chứng minh về từ loại của từ “hẻm”. Đó là ta còn chưa nói đến chuyện “hang cùng ngõ hẻm” chỉ là “hang cùng ngõ hẹp” bị bóp méo mà thôi. Ngoài những tổ hợp này và một vài tổ hợp cố định khác mang tính phương ngữ (như “xó hẻm”, “lỗ hẻm”), ta không thể tìm thấy bất cứ một cấu trúc tự do nào trong đó “hẻm” lại là một tính từ. Tiếng Việt chỉ có danh từ “hẻm” mà thôi, như trong tiểu mục I.1. của TĐHP và tiểu mục 2 của TĐVT. Ngay từ giữa thế kỷ XVII, “hẻm” đã tồn tại như một danh từ, như đã thấy trong từ điển 1651 của A. de Rhodes. Như vậy là tiếng Việt đã theo rất sát nghĩa gốc của danh từ “hiểm”, ghi bằng chữ trong tiếng Hán. Đây là một chữ thuộc bộ “phụ” (đứng bên trái làm bộ thủ thì viết thành ),dùng để chỉ những khái niệm vốn liên quan đến núi. Chữ này có một đồng nguyên tự là , cũng đọc là “hiểm”, thuộc bộ “sơn” ; bộ này tất nhiên cũng dùng để chỉ những khái niệm vốn liên quan đến núi. Những cứ liệu trên cho phép ta khẳng định rằng “narrow pass” (hẻm núi hẹp) trong từ điển Mathews mới đích thị là nghĩa gốc của danh từ “hiểm” trong tiếng Hán.

Xem thêm: Cõi Âm Mở Cửa Báo Nghiệp – Người Xuống Địa Ngục Chứng Kiến Nhân Quả Báo Ứng

Thế là từ “hiểm” của tiếng Hán đã đi vào tiếng Việt với hai hình thức ngữ âm khác nhau:

1- Với âm “hiểm” thì đây là một tính từ được dùng theo nghĩa bóng (so với nghĩa gốc trong tiếng Hán);

2- Với âm “hẻm” thì đây là một danh từ, được dùng theo nghĩa gốc trong tiếng Hán.

Những quyển từ điển ra đời trước thế kỷ XX đều chỉ ghi nhận “hẻm” với tính cách là một danh từ (chứ không phải tính từ):

– Từ điển A. de Rhodes: “caminho estreito || semita” (đường nhỏ hẹp).

– Dictionarium Anamitico Latinum của Pierre Pigneaux de Béhaine: “semita” (đường nhỏ hẹp).

– Quyển từ điển cùng tên của J.L. Taberd (Serampore, 1838) cũng dịch y hệt.

– Đại Nam quấc âm tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của: “chỗ chẹt, chỗ hóc hiểm”.

– Dictionnaire annamite-français của J.F.M. Génibrel: “sentier” (đường mòn).

Mà ngay trong một cấu trúc cố định như “đường hẻm”, chẳng hạn, thì “hẻm” cũng chẳng phải là tính từ như TĐHP và TĐVT đã ngộ nhận. “Đường hẻm” cũng có cấu trúc y hệt như “đường lộ” (trong phương ngữ Nam Bộ). Ở đây, ta tuyệt đối không có bất cứ lý do ngữ học nào để phủ nhận từ loại danh từ của “lộ” mà ghép nó vào từ loại tính từ. “Lộ” là danh từ 100%. Thì “hẻm” cũng thế thôi chứ không thể nào khác. “Hẻm” cũng như “lộ” đều là những danh từ đứng làm định ngữ cho danh từ “đường” để tạo ra những hạ danh (hyponym) “đường hẻm”, “đường lộ” mà “đường” là thượng danh (hyperonym). Trong trường hợp này và hai trường hợp trên, ta không thể chơi theo cái mốt của TĐHP và TĐVT mà gọi “hẻm”, “lộ” là tính từ được.

Tóm lại, tiếng Việt chỉ có danh từ “hẻm” chứ không có tính từ “hẻm”. Và “hẻm” là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ mà âm Hán Việt hiện hành là “hiểm”, có nghĩa gốc là đường núi nhỏ hẹp quanh co. Đi vào tiếng Việt dĩ nhiên là nó vẫn giữ nguyên nghĩa gốc đó trong danh ngữ “hẻm núi” mà nam thanh nữ tú thời

Chuyên mục:

Thabet co
tinh dầu vape
pod 1 lần
mmlive

Chuyên mục: Nhà Cái Uy Tín
Source: Minh Gà Chọi

Tôi là một người yêu và đam mê gà chọi. Blog này được lập ra với mục đích chia sẻ đam mê với những ai yêu thích gà chọi. Tất cả kinh nghiệm chăm, nuôi gà chọi của tôi đều được cập nhật tại website này. Nếu thấy hữu ích hãy bấm like và theo dõi tôi nhé. Cám ơn các bạn!