Đá phạt trực tiếp là gì? Tìm hiểu luật đá phạt trực tiếp trong bóng đá

Khi xem bóng đá, bạn hay được nghe nhắc đến thuật ngữ sút phạt hay đá phạt trực tiếp. Đây là hình thức xử phạt rất phổ biến mà gần như trận đấu nào cũng gặp phải. Vậy đá phạt trực tiếp là gì? Cách thực hiện ra sao? hãy cùng Xoilac TV Info tìm hiểu nhé. 

I. Đá phạt trực tiếp là gì? 

Đá phạt trực tiếp hay còn được gọi là đá phạt đền, đây là tình huống đá phạt cố định xảy ra trong quá trình thi đấu cầu thủ tấn công bị phạm lỗi nặng bởi cầu thủ phòng ngự ở khu vực ngoài 16m50. Hầu hết các đội đều sợ đối phương được đá phạt trực tiếp vì cơ hội để họ ghi được bàn thắng và làm thay đổi diễn biến trận đấu là rất lớn. 

Bàn thắng được ghi khi đá phạt trực tiếp sẽ được trọng tài công nhận dù bóng có chạm hay không chạm vào cầu thủ khác trước khung thành. Nếu thường xuyên theo dõi bóng đá các bạn sẽ thấy các cầu thủ tấn công sẽ tìm mọi cách để đối phương phạm lỗi với mình gần cầu môn để được hưởng đá phạt trực tiếp. 

da-phat-truc-tiep-la-gi-tim-hieu-luat-da-phat-truc-tiep-trong-bong-da
Đá phạt trực tiếp là gì? 

Tùy theo từng lỗi cũng như từng trường hợp xảy ra mà trọng tài sẽ đưa ra quyết định về mức phạt, đặt bóng nơi xảy ra lỗi, đội bị phạm lỗi sẽ được đá bóng ở vị trí đó. 

Với những cầu thủ có khả năng đá phạt tốt thì đá phạt trực tiếp sẽ là cơ hội lớn để họ ghi được bàn thắng và có siêu phẩm. Trên thế giới có rất nhiều cầu thủ tạo nên tên tuổi của mình nhờ những tình huống đá phạt đẹp mắt như Beckham, Messi, Ronaldo, Zidane,.. Ở Việt Nam cũng có 1 số cầu thủ có khả năng đá phạt rất tốt như Quang Hải, Xuân Trường, Công Phượng, Minh Vương, Hoàng Đức, Tuấn Anh.. 

II. Những quy định về đá phạt trực tiếp

Để đảm bảo tính công bằng cho các tình huống đá phạt trực tiếp, FIFA đã đưa ra những quy định nhất định cho hình huống đá phạt này và yêu cầu tất cả các cầu thủ phải tuân theo. Cụ thể cầu thủ phải tuân thủ đúng từ khoảng cách hàng rào, vị trí bóng, cách sút phạt.. 

da-phat-truc-tiep-la-gi-tim-hieu-luat-da-phat-truc-tiep-trong-bong-da
Những quy định về đá phạt trực tiếp

1. Khoảng cách hàng rào đá phạt trực tiếp

Thường thì quả đá phạt trực tiếp sẽ được đặt ở vị trí cầu thủ bị phạm lỗi, đội bóng bị phạt trực tiếp được phép đứng thành 1 hàng rào chắn trước khung thành. Trong luật bóng đá không quy định số cầu thủ cụ thể được đứng làm rào chắn nên số lượng cầu thủ đứng ở khu vực này sẽ được quy định bởi thủ môn đội phòng ngự. 

Khoảng cách từ hàng rào đến điểm đặt bóng phải đảm bảo tối thiểu từ 9m15. Để đá phạt thành công thì cầu thủ đội tấn công phải thực hiện nhanh, dứt khoát và căn đường bóng chính xác. Nếu hàng rào quá sát với vị trí đặt bóng thì cơ hội bóng đi vào được đến khung thành rất thấp, vì thế mới cần đến 1 quy chuẩn cho hàng rào. 

Tùy theo vị trí và mức độ nguy hiểm của quả đá phạt mà thời gian thiết lập hàng rào của đối phương nhanh hay chậm. Nếu đá phạt trực tiếp ở khu vực 16m50 khoảng cách hàng rào sẽ được thu hẹp lại, còn ở những tình huống nguy hiểm hơn thủ môn có quyền xin thêm thời gian để bố trí hàng rào chắn theo chỉ đạo của trọng tài. 

2. Các tình huống dẫn đến lỗi đá phạt trực tiếp

Nếu cầu thủ vi phạm 1 trong số những lỗi sau theo nhận định của trọng tài thì đội đối phương sẽ được hưởng phạt đền trực tiếp:

da-phat-truc-tiep-la-gi-tim-hieu-luat-da-phat-truc-tiep-trong-bong-da
Các tình huống dẫn đến lỗi đá phạt trực tiếp
  • Nhảy vào người vào đối phương
  • Chèn ép đối phương
  • Ngáng chân hoặc tìm cách ngáng cho đối phương ngã
  • Đá vào chân hoặc tìm cách đá đối phương
  • Đánh, tìm cách đá đối phương
  • Xoạc cho đối phương ngã
  • Đẩy đối phương chấn thương

Đối phương cũng sẽ được hưởng quả phạt trực tiếp khi có cầu thủ phạm các lỗi sau: 

  • Nhổ nước bọt vào đối phương
  • Cố tình chơi bóng bằng tay
  • Lôi kéo đối phương ngã

3. Vị trí đá phạt trực tiếp

Vị trí đá phạt là nơi mà cầu thủ đối phương thực hiện hành vi phạm lỗi. Quả phạt trực tiếp gồm có đá phạt ngoài vòng cấm nếu vị trí phạm lỗi ở ngoài vòng cấm. 

Còn nếu vị trí phạm lỗi ở trong vòng cấm thì đội phạm lỗi sẽ được hưởng phạt đền. 

4. Trình tự thực hiện đá phạt trực tiếp

Cầu thủ đối phương không được đứng quá gần so với vị trí đá phạt. Trái bóng phải được đặt ở thế tĩnh trước khi đá phạt, cầu thủ đá phạt không được chạm bóng lần thứ 2 nếu cầu thủ khác chưa chạm vào. 

Tùy theo các tình huống khác nhau mà cầu thủ sẽ thổi còi để cầu thủ thực hiện đá phạt, nếu bóng đi vào cầu môn thì bàn thắng sẽ được công nhận. 

5. Những tình huống có thể xảy ra khi đá phạt trực tiếp

Khi đá phạt trực tiếp bóng di chuyển và có thể xảy ra thêm 1 số tình huống như sau:

da-phat-truc-tiep-la-gi-tim-hieu-luat-da-phat-truc-tiep-trong-bong-da
Những tình huống có thể xảy ra khi đá phạt trực tiếp
  • Cầu thủ đội phòng ngự để bị chạm tay vào bóng, khi đó đội tấn công sẽ được hưởng thêm 1 quả phạt trực tiếp khác
  • Cầu thủ đội phòng ngự để bị chạm tay trong khu vực 16m50 thì đội tấn công được hưởng quả phạt đền khác chứ không đá phạt trực tiếp nữa. Vì thế các cầu thủ tham gia vào hàng rào chắn cần phải chú ý đưa tay ra phía sau, áp sát vào người để tránh mắc lỗi, tạo điều kiện cho đối phương có thêm cơ hội ghi bàn. 
  • Cầu thủ đá phạt trực tiếp có thể bị dính bẫy việt vị
  • Nếu bóng bay thẳng vào cầu môn thì sẽ được trọng tài công nhận bàn thắng
  • Nếu bóng chạm vào hàng rào và đi ra hết đường biên ngang thì đội tấn công được hưởng thêm 1 quả phạt góc theo hướng bóng lăn. 

III. Kết luận

Qua những chia sẻ ở trên, bạn đã hiểu rõ hơn về đá phạt trực tiếp trong bóng đá rồi chứ? Đừng quên theo dõi trang web của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin bóng đá hay ho khác nhé. 

 

Source: Minh Gà Chọi

Tôi là một người yêu và đam mê gà chọi. Blog này được lập ra với mục đích chia sẻ đam mê với những ai yêu thích gà chọi. Tất cả kinh nghiệm chăm, nuôi gà chọi của tôi đều được cập nhật tại website này. Nếu thấy hữu ích hãy bấm like và theo dõi tôi nhé. Cám ơn các bạn!