Cách Vẽ Phối Cảnh 1 Điểm Tụ, 12 Phối Cảnh 1 Điểm Tụ Ý Tưởng

Chuyên mục “Kiến thức mỹ thuật” số hôm nay sẽ đưa bố mẹ và các con đến với thế giới “hư hư thực thực”. Vì sao vậy? Đó là bởi chỉ với 1 mặt phẳng như giấy/vải mà có thể tạo dựng được cả một thành phố – không gian 3 chiều cực sống động và hoàn mỹ. Chúng ta cùng khám phá quy luật Phối cảnh nhé!

Khái niệm căn bản

Phối cảnh là nguyên tắc vẽ tranh thể hiện gần đúng vật thể 3 chiều trên mặt phẳng nhờ vào các quy luật phối cảnh. Các quy tắc phối cảnh giúp hình ảnh trên mặt phẳng có chiều sâu và đạt nhiều hiệu quả thẩm mỹ khác.

Bạn đang xem: Cách vẽ phối cảnh 1 điểm tụ

Điểm tụ: 2 hoặc nhiều đường thẳng song song nhau trong không gian thực sẽ gặp nhau tại 1 điểm trên giấy vẽ. Điểm đó gọi là điểm tụ và nằm trên đường chân trời.

*

Góc nhìn: Tùy theo hướng quan sát, vật thể sẽ có hình ảnh phối cảnh khác nhau.

*

Đường tầm mắt: Khái niệm “đường chân trời” trong các bức tranh phong cảnh. Hay khi vẽ khối hộp 3 chiều, chúng ta vẽ các cạnh “hơi xiên” và tụ về 1 điểm tưởng tượng. Điểm tụ nằm trên đường chân trời, tất cả nhằm tạo chiều sâu, độ chân thực cho vật chúng ta muốn vẽ.

*

2. Nguyên tắc vẽ phối cảnh:

Phối cảnh 1 điểm tụ: là phương pháp vẽ vật thể 3 chiều đơn giản nhất. Chúng ta cùng xem ví dụ vẽ phối cảnh căn phòng. Mặt trước các vật thể song song với mặt phẳng ảnh; các cạnh tạo hình khối cho vật thể đều tụ về 1 điểm duy nhất: chính giữa tờ giấy.

Xem thêm: 1 Công Đất Bằng Bao Nhiêu M2, Ha, Mẫu Miền Nam, Sào Miền Bắc

*

Phối cảnh 2 điểm tụ: Bức tranh sẽ có 2 điểm tụ, thường được sử dụng để mô tả cảnh quan. Ví dụ như khi vẽ ngôi nhà 3 chiều, 2 điểm tụ sẽ mô tả rõ ràng hình dạng ngôi nhà cũng như toàn cảnh xung quanh hơn.

*

Chuyển màu trong tranh phối cảnh: Đây là một trong những bài học căn bản tại Wow Art. Quy luật ở đây là “Gần rõ, xa mờ. Gần lớn, xa nhỏ”. Đầu tiên, bé sẽ xác định các màu sắc cơ bản cần sử dụng trong bài vẽ. Tiếp theo, bé pha màu nước bằng cách thêm màu trắng để tạo độ nhạt, và thêm màu đen để tạo sắc đậm hơn. Cuối cùng, bé sẽ tô màu theo quy luật phối cảnh: Vật thể càng ở gần thì càng tô màu đậm, vật thể càng cách xa thì dùng màu càng nhạt.

*

3. Phân tích kỹ thuật vẽ phối cảnh của các bạn nhỏ nhà Wow Art

Với đề tài “Vẽ nội thất căn phòng”, 2 bạn nhỏ đã vận dụng khá tốt kiến thức về luật phối cảnh 1 điểm tụ vào tác phẩm. Điểm tụ tạo cho căn phòng có chiều sâu, tôn lên vẻ đẹp yên bình của nội thất và các vật dụng khác trong phòng.

Phối cảnh 1 điểm tụ – Tác phẩm “Vẽ nội thất căn phòng”

Lại là một đề tài phối cảnh “khó nhằn” khác. Lần này là điểm tụ nằm vị trí chính giữa bức tranh. Một lối đi dẫn đến chân trời xa tít tắp, tạo vẻ “huyền bí” rất riêng cho tác phẩm của 2 bạn nhỏ.

Phối cảnh 1 điểm tụ ở chính giữa tranh

Điểm tụ chếch về góc phải tranh, tạo cảm giác sống động và chân thực hơn cho con đường nơi phố thị. Nào ta cùng rap “Em vào đời bằng đại lộ – Còn anh vào đời bằng lối nhỏ…”

Quy tắc xa gần trong tranh phối cảnh được 2 bạn vận dụng rất tốt. Điểm tụ của toàn bộ tác phẩm cũng trùng với đường chân trời. Vừa tuân thủ nguyên tắc, lại sáng tạo vô tận, quả thực các bạn nhỏ luôn khiến Wow Art phải bất ngờ!Một số tác phẩm của các bé Wow Art vận dụng luật phối cảnhPhối cảnh 2 điểm tụ – Toàn cảnh lối vào 2 bên ngôi nhà ấm cúng, nhỏ xinh

Dưới mái nhà Wow Art, các con không chỉ được rèn luyện các kỹ năng hội họa từ đơn giản đến phức tạp, mà còn được phát triển năng lực sáng tạo, cảm xúc tự nhiên và sẵn sàng sai lầm để hoàn thiện từng ngày.

(Trong bài viết có sử dụng một số hình ảnh trên các website Mỹ thuật chuyên ngành)

Chuyên mục: Nhà Cái Uy Tín
Source: Minh Gà Chọi

Tôi là một người yêu và đam mê gà chọi. Blog này được lập ra với mục đích chia sẻ đam mê với những ai yêu thích gà chọi. Tất cả kinh nghiệm chăm, nuôi gà chọi của tôi đều được cập nhật tại website này. Nếu thấy hữu ích hãy bấm like và theo dõi tôi nhé. Cám ơn các bạn!