Nội Dung Bài Viết
Cách làm chuồng gà bằng sắt V lỗ cực chắc chắn và tiện dụng. Phù hợp cho những không gian gia đình nuôi trên sân thượng hoặc không có nhiều diện tích. Chúng cực kỳ dễ dàng tháo lắp mà không cần tốn nhiều thời gian. Ưu điểm nuôi những con gà ta, gà tre hoặc gà cảnh một cách hiệu quả nhất.
Ưu điểm của chuồng gà bằng sắt
- Sự chắc chắn cao độ tránh được trộm cắp, chuột hoặc các động vật hay bắt trộm gà.
- Độ bền cao khi sử dụng nhiều năm vẫn còn tốt và không bị gỉ sét.
- Có thể kết hợp thành các kiểu chuồng gà 2 tầng tiết kiệm diện tích.
- Thích hợp nuôi các loại gà thịt, gà tre hoặc gà cảnh. Nếu để nuôi gà chọi thì hơi nhỏ nên tính tới tìm loại chuồng khác.
Nhược điểm chuồng gà bằng sắt V lỗ
- Trọng lượng nặng nên xác định di chuyển khó khăn hơn. Nên xác định vị trí cố định để làm ngay tại đó.
- Chi phí cao hơn so với các loại chuồng gà khác do phải mua vật liệu hầu như 100%.
- Độ thông thoáng tốt nhưng không ổn định về nhiệt độ. Nếu trời lạnh hoặc nóng cần phải biết cách xử lý điều hoà nhiệt độ.
Hướng dẫn cách làm chuồng gà bằng sắt V lỗ
Dưới đây là những bước để thực hiện chuồng gà bằng sắt kết hợp V lỗ và lưới B40 một cách khá nhanh và hiệu quả.
Vật liệu cần chuẩn bị
- Sắt V lỗ cho mỗi chuồng là 12 thanh. Tuỳ kích thước dài hay ngắn mà mua cho phù hợp.
- Lưới B40 hoặc lưới mắt cáo bằng nhựa hoặc lưới nhựa.
- Dây thép, ốc bu lông, vít
- Tấm tôn
- Cát hoặc mùn cưa
Lắp khung chuồng gà từ sắt V lỗ
Tiến hành dùng vít và ốc kết nối 12 thanh sắt V lỗ lại với nhau. Chúng ta lắp ráp với phần chữ V quay vào trong sao cho tạo thành hình hộp vuông hoặc chữ nhật.
Chú ý bắt vít cho chặt để tránh chúng bị lỏng lẻo khi sử dụng. Nếu cần thì phủ thêm một lớp sơn chống rỉ sét lên vị trí các con ốc này.
Thiết kế khay hứng phân gà
Có thể dùng 4 thanh sắt V lỗ với kích thước như chuồng gà và tạo thành khay hứng. Tiếp đó lót tấm tôn vào bên trong để tạo thành bộ phận hứng.
Nên gập chúng thành các góc vuông lên từ 3-5cm để tránh phân, nước thải chảy ra ngoài.
Dùng mùn cư hoặc cát phủ vào đây để hứng chất thải phân gà. Thay hàng ngày hoặc 2-3 ngày/lần nếu như số lượng lớn.
Quây lưới B40 xung quanh
Chúng ta tiến hành quây lưới B40 xung quanh theo kích thước của chuồng. Hoặc có thể mua trực tiếp các thanh nan sắt được bán tại các cửa hàng gia dụng. Tuỳ theo sở thích và điều kiện của chủ nhân mà lựa chọn cách phù hợp.
Phần cửa chuồng có thể để 2 bên hông hoặc để phía trên xuống. Nếu như là chuồng gà 2 tầng nên để bên mặt trước của chuồng. Như vậy sẽ thuận tiện hơi cho việc chăm sóc và bắt gà ra ngoài hơn.
Sử dụng những chiếc dây thép đã chuẩn bị từ trước để buộc phần lưới và phần khung. Mua 10 nghìn thì có mà dùng tẹt không hết.
Làm chân chuồng gà
Để tránh mưa ướt ẩm thì có thể làm phần chân cao hơn 1 chút. Do các thanh sắt chữ V có khả năng kết nối với nhau rất tốt bằng những lỗ nên rất dễ. Chỉ cần dùng ốc vít bắt chặt vào thì chúng quá chắc chắn. Chiều cao tuỳ ý sở thích của chủ nhân.
Phủ chuồng bằng mái tôn hoặc bô lô xi măng
Dùng tôn hoặc bô lô xi măng đều được cả. Dùng cái nào cũng rất là tiện cho việc chăm sóc gà và che nắng mưa cho chúng. Tuy nhiên đây chỉ là che phần bên trên mà thôi. Nếu có mưa gió thì nên dùng áo mưa để che 2 bên và mặt trước của chuồng để tránh nhiễm lạnh và mưa hắt.
Làm chuồng gà bằng sắt chữ V cần chú ý điều gì?
Dưới đây là những chú ý khi sử dụng chuồng gà bằng sắt chữ V mà các bác nên cẩn thận. Không chỉ là cách sử dụng, cách vệ sinh mà lựa chọn nuôi nhốt cũng cần để ý kỹ hơn.
Đối tượng dùng chuồng gà bằng sắt chữ V
Loại chuồng này thích hợp nuôi nhốt nhất với gà tre, gà kích thước nhỏ hoặc gà thịt. Nếu như bạn nuôi gà chọi thì nên sử dụng các loại chuồng gà rộng rãi. Vừa để gà vận động vừa không ảnh hưởng tới lông gà. Giúp lông gà đẹp không bị xơ gãy trong quá trình nuôi.
Chú ý xử lý chất thải của gà
Nếu diện tích nhỏ hoặc nuôi trên sân thượng thì nên chú ý cách xử lý mùi, xử lý phân. Sao cho không ô nhiễm môi trường và gây ra mùi khó chịu hoặc các mầm bệnh. Sử dụng cát hoặc mùn cưa đã trộn chất vi sinh để xử lý chất thải. Hoặc cũng có thể trộn vôi bột. Sau đó định kỳ từ 1-3 ngày mà thay một lần tuỳ số lượng gà ít hay nhiều.
Tính toán vị trí đặt chuồng gà
Do khi lắp ghép thì chuồng gà trọng lượng khá nặng nên việc tính toán vị trí đặt ngay từ đầu là việc nên làm. Tránh việc khi làm xong cần phải di chuyển sẽ tốn nhiều công sức hơn. Nên chọn các vị trí góc khuất hoặc nơi kín gió để đặt chuồng. Tuy nhiên vẫn đảm bảo sự thông thoáng đáng kể của chuồng gà
Hy vọng với hướng dẫn của anh em gà chọi Quân Lực đã mang tới cho các bạn biết cách làm chuồng gà bằng sắt V lỗ. Kết hợp với các vật liệu lưới sắt B40, lưới mắt cáo hoặc tấm inox có sẵn sẽ tạo ra các mẫu chuồng gà cực kỳ chắc chắn. Hãy ủng hộ thêm cho anh em Quân Lực để ra thêm nhiều bài viết hướng dẫn hay hơn nữa nhé.