Nội Dung Bài Viết
Bệnh Gumboro ở gà hay còn gọi là IBD (Infectious Bursal Disease). Là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính và rất dễ lây ở gà con. Khi gà bị nhiễm bệnh khả năng hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm. Bệnh Gumboro là một vấn đề khá phiền phức đối với bà con chăn nuôi gia cầm. Hãy cùng minhgachoi.com tìm hiểu về căn bệnh này cũng như giải pháp chữa trị nếu gà không may bị nhiễm bệnh nhé!
Đặc điểm của Birnavirus gây bệnh Gumboro ở gà
Bệnh Gumboro do Birnavirus gây ra. Khi gà con bị nhiễm bệnh, virus sẽ xâm nhập và phá hủy các tế bào lympho trong túi Fabricius (BF). Làm ức chế khả năng miễn dịch của gà khiến chúng dễ bị nhiễm trùng các vi khuẩn khác. Chẳng hạn như E. coli, Salmonella, Coccidia, bệnh Marek ở gà, …
Birnavirus có khả năng chống lại nhiều chất khử trùng. Virus này có thể tồn tại ít nhất bốn tháng trong môi trường chuồng trại gia cầm. Do đặc tính kháng thuốc của Birnavirus, một khi chuồng gia cầm bị ô nhiễm, bệnh có xu hướng tái phát ở các đàn tiếp theo.
Cách lây truyền của Birnavirus
Phương thức lây truyền chủ yếu qua đường phân – miệng. Gà bị nhiễm bệnh Gumboro sẽ thải virus theo phân ra ngoài. Vì Birnavirus có thể kháng chất khử trùng nên nó vẫn tồn tại trong chuồng trại ngay cả khi những con bị nhiễm bệnh đã được loại bỏ. Lúc này, thức ăn, nước uống và chất độn chuồng đều trở thành nơi chứa mầm bệnh. Tuy nhiên, không có sự lây truyền virus qua trứng (theo chiều dọc).
Các giai đoạn bệnh Gumbo ở gà
Bệnh Gumboro xảy ra theo một trong hai giai đoạn tùy thuộc vào độ tuổi mà gà bị nhiễm bệnh.
Giai đoạn cận lâm sàng
Thể cận lâm sàng của bệnh xảy ra ở gà con dưới 3 tuần tuổi. Gà không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh, nhưng bị ức chế thần kinh nghiêm trọng và lâu dài. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch còn bị suy giảm vì túi Fabricius tổn thương. Phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh đều là cận lâm sàng.
Giai đoạn lâm sàng
Thể lâm sàng của bệnh Gumboro ở gà thường xảy ra với gà từ 3 đến 6 tuần tuổi. Giai đoạn lâm sàng khởi phát đột ngột, tỷ lệ chết trên đàn tăng nhanh.
Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh biểu hiện rõ rệt. Triệu chứng bao gồm:
- Mất nước, sốt cao, xù lông, run rẩy đứng tụ lại với nhau.
- Có xu hướng tự cắn mổ vào hậu môn của mình và những con khác.
- Tiêu chảy phân trắng ngà loãng có bọt, sau dần chuyển sang màu vàng trắng hoặc xanh vàng; đôi khi có lẫn cả máu.
- Tỷ lệ chết từ 5 – 30% trên đàn. Hoặc có thể lên đến 60 – 80%, tùy theo mức độ bị bội nhiễm các bệnh khác.
Tổng bệnh tích
Ban đầu, BF bị sưng (viêm); xuất hiện phù nề và sung huyết hoặc có lớp bã đậu vàng nhạt. Nếu bệnh chuyển biến nặng hơn sẽ bị xuất huyết và hoại tử. Năm ngày sau khi nhiễm trùng, BF sẽ bị teo nhỏ lại.
Birnavirus xâm nhập tạo nên các cục máu đông, làm vỡ thành mạch gây xuất huyết các cơ quan nội tạng, cơ đùi và cơ ngực. Thận có thể sưng lên ở những con bị nhiễm bệnh chết hoặc đang ở giai đoạn nặng của bệnh.
Hoại tử và suy giảm tế bào lympho xảy ra ở lá lách, các tuyến Harder và amiđan. Những cơ quan này thường bị ảnh hưởng ít nghiêm trọng hơn túi BF và có thể hồi phục sau nhiễm trùng.
Lưu ý: khi chuẩn đoán bệnh Gumboro ở gà, nếu chỉ kiểm tra túi BF bị teo mà kết luận sẽ dễ bị nhầm lẫn. Bởi vì các bệnh khác như bệnh Marek, nhiễm độc mycotoxicosis,… cũng sẽ tạo ra những thay đổi tương tự.
Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh Gumboro ở gà
Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh Gumboro trên gà hiệu quả phải bao gồm 3 công đoạn: tuân thủ lịch tiêm phòng bệnh Gumboro của cơ quan y tế thú y tại địa phương sinh sống; vệ sinh, khử khuẩn chuồng trại; giải pháp điều trị khi gà nhiễm bệnh.
Tuân thủ tiêm phòng
Tiêm chủng ngăn ngừa dịch bệnh trong chăn nuôi là một phần quan trọng của việc kiểm soát dịch bệnh Gumboro ở gà. Các kháng thể do gà mẹ tạo ra sẽ được truyền qua trứng cho gà con. Ở mức độ thích hợp, nó sẽ giúp bảo vệ gà con chống lại Gumboro cận lâm sàng.
Ví dụ về lịch tiêm chủng vaccine ngăn ngừa bệnh Gumboro cận lâm sàng:
Độ tuổi | Loại Vaccine |
12 – 15 ngày tuổi | IBD sống |
30 – 33 ngày tuổi | IBD sống |
85 ngày tuổi | IBD sống hoặc bất hoạt |
120 ngày tuổi | IBD bất hoạt |
Tái tiêm chủng khi gà ở gia đoạn 38 đến 42 tuần tuổi bằng vắc-xin IBD bất hoạt. Thường xuyên theo dõi hiệu quả và thời gian tiêm phòng để đảm bảo vaccine được sử dụng đúng cách và gà đáp ứng thích hợp.
Vệ sinh – khử khuẩn chuồng trại
Việc kiểm soát hiệu quả bệnh Gumboro trên gà đòi hỏi phải giảm mức độ phơi nhiễm của virus trong môi trường sinh hoạt của gà. Có thể áp dụng bằng cách làm sạch và khử trùng giữa các đàn. Đồng thời kiểm soát giao thông (người, thiết bị và phương tiện) vào trang trại. Việc thường xuyên vệ sinh chuồng trại là yếu tố quan trọng nhất trong việc hạn chế thiệt hại do Birnavirus gây ra.
Các hợp chất Phenolic và Formaldehyde đã được kiểm nghiệm thực tế là có hiệu quả để khử trùng các cơ sở lây nhiễm. Quá trình đảm bảo an toàn, vệ sinh nơi ở của (làm sạch, khử trùng, kiểm soát giao thông) phải được tiến hành liên tục.
Kiểm soát, điều trị bệnh Gumboro ở gà
Thật không may là hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Gumboro ở gà. Tuy nhiên, vẫn cần tăng sức đề kháng để nâng cao tỉ lệ sống sót cho đàn gà.
- Tiêm kháng thể Gumboro cho đàn gà; 2 mũi cách nhau 3 ngày.
- Pha vào nước uống cho gà theo công thức sau: 10 lít nước; 500g đường glucoza; 100g điện giải; acetamin 50g; B.Complex 10 g; Vitamin C 10 g; Vitamin K 10 g; cho uống liên tục do gà bị mất nước.
Không được dùng kháng sinh để điều trị cho gà nhiễm bệnh, sẽ làm tăng tỉ lệ chết. Nếu gà không may xuất hiện bệnh kế phát, phải dùng thuốc điều trị bệnh đó với một nửa liều lượng trong 3 ngày đầu. Sau đó mới tăng đúng liều từ 2-3 ngày sau cùng, tránh gà bị sốc thuốc.
Trên đây, MinhGaChoi.com đã chia sẻ những thông tin hữu ích về bệnh Gumboro ở gà. Giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, phương thức lây truyền, các giai đoạn, mức độ tổn hại cũng như cách phòng và kiểm soát bệnh Gumboro trên gà. Hãy cùng đón đọc các bài chia sẻ hữu ích sắp tới trong chuyên mục Bệnh gà của MinhGaChoi.com để có đàn gà luôn khỏe mạnh, chóng lớn và đem lại hiệu suất cao nhé!
Ngoài ra, những anh em đam mê đá gà còn có thể xem ngay đá gà tại web này. Còn chần chờ gì không ghé ngay đây.
Tổng hợp MinhGaChoi.com