Nội Dung Bài Viết
Bệnh gà rù có có tên gọi khác Newcastle đây là một bệnh truyền nhiễm trên gà do virus gây ra. Các triệu chứng như là phân xanh, khó thở, dáng đi xiêu vẹo,… Để phòng và chữa trị dứt điểm bệnh này, bà con cần biết những điều sau đây để phát hiện và chữa trị sớm.
1. Bệnh gà rù là bệnh gì?
Bệnh gà rù còn được biết đến với cái tên là bệnh Newcastle hay bệnh tân thành gà,… Bệnh này là một trong những bệnh truyền nhiễm xuất hiện trên gà do một loại virus gây ra.
Một số biểu hiện như là phân xanh, khó thở, gà có tướng đi xiêu vẹo,… Bệnh này thì có tốc độ lây lan nhanh chóng, nếu như không phát hiện kịp thời thì có thể dẫn đến đá gà bị thiệt hại và số gà chết sẽ là 100%.
2. Nguyên nhân gây bệnh gà rù
Nguyên nhân gây nên bệnh gà rù là do virus có tên là Newcastle. Đây là một RNA virus, loại virus này có khả năng gây bệnh ở tất cả các loại gia cầm như là vịt, gà, ngan, ngỗng,… Đối với giống gà thì chúng xuất hiện ở mọi giống gà từ gà nhà, gà chọi gà đá, gà công nghiệp, gà tre,…
2.1. Các loài có thể mắc bệnh
Bệnh gà rù có thẻ truyền nhiễm ở gà thuộc mọi lứa tuổi khác nhau. Gà mới nở sẽ được bảo hộ khỏi bệnh này nhờ có kháng thể mẹ truyền sang con vì gà mẹ được tiêm phòng đầy đủ các vaccine.
Trong tự nhiên thì các loài chim cũng sẽ cảm thụ bởi bệnh này. Vịt, ngỗng cũng là một trong những loài có thể bị nhiễm chủng độc lực cao, và khi bị nhiễm thì gần như không có biểu hiện và triệu chứng của bệnh gà rù.
2.2. Những đường lây lan bệnh
Với loại virus này thì có thể xâm nhập vào cơ thể bằng con đường tiêu hóa, hoặc cũng có thể lây qua đường hô hấp. Bệnh gà rù có thể xảy ra quanh năm và chủ yếu nhất là khi vụ đông xuân, thời tiết ấm nóng.
2.3. Cơ chế gây bệnh ở gia cầm
Virus ban đầu sẽ xâm nhập vào cơ thể của gia cầm bằng con đường tiêu hoá hoặc hô hấp. Sau đó di chuyển đến niêm mạc hầu họng rồi gây nên nhiễm trùng huyết. Virus sẽ theo máu đi đến các cơ quan, tổ chức khác của cơ thể và tấn công vào thành, các mạch quản gây nên hiện tượng hoại tử, xuất huyết ở gia cầm.
Virus gây bệnh gà rù này tấn công gây rối loạn hệ tuần hoàn, ảnh hưởng đến trung khu hô hấp, hệ thần kinh trung ương gân hiện tượng thần kinh và khó thở ở gà nhiễm bệnh.
3. Các dạng bệnh gà rù
Bệnh gà rù hay Newcastle được xem là một bệnh phức tạp do đó chúng có nhiều biến thể khác nhau và có nhiều đặc điểm khác nhau.
3.1. Thể tác động đến đường ruột – Thể Doyle
Bệnh ở thể tác động đến đường ruột nếu ở dạng cấp tính thì sẽ gây chết 100% với gà ở mọi độ tuổi. Triệu chứng là đầu gà bị sưng, phù mắt, chảy nước mắt và mũi. Bệnh gà rù này sẽ khiến gà bị lên cơn co giật, liệt chân. Phân gà thì có màu xanh, gà bị tiêu chảy, có thể sẽ ra máu.
3.2. Thể tác động đến dây thần kinh – Thể Beach
Với thể bệnh này ở dạng cấp tính thì gây 100% tử vong với gà bị nhiễm. Gà sẽ lên cơn co giật, đi đứng không vững.
3.3. Thể tác động đến hô hấp – Thể Hitchner
Thể này thì bệnh gà rù ở mức độ nhẹ, sẽ gây nên ảnh hưởng hô hấp, tỷ lệ chất khi mắc bệnh dạng này thấp.
3.4. Thể Baudette
Với thể bệnh này thì chủ yếu xuất hiện trên đàn gà nhỏ. Gà con khi mắc bệnh gà rù dạng này sẽ bị co giật, đứng đi không vững. Tỷ lệ chết thấp hơn các thể bệnh khác.
3.5. Thể đường ruột không có triệu chứng
Với thể bệnh này, gà nhiễm bệnh sẽ không có biểu hiện rõ ràng. Những chủng virus thuộc nhóm lentogen gây bệnh này thường được dùng để điều chế vaccine chống bệnh này.
4. Những biểu hiện của bệnh gà rù
Sau một thời gian vào cơ thể và ủ bệnh từ 3-5 ngày, sẽ có trường hợp bệnh gà rù ủ bệnh trong 2 ngày. Nhưng tất nhiên cũng sẽ có trường hợp ủ bệnh hơn 1 tuần.
Bệnh này sẽ có 3 thể chính đó là quá cấp tính, cấp tính và thể mãn tính. Thể cấp tính chỉ chất hiện ở đầu ổ dịch, sau đó tiến triển nhanh dần và gà sẽ chết trong vài giờ.
4.1. Thể quá cấp tính
Biểu hiện của thể này là gà ủ rũ, xù lông. Tỷ lệ lây lan của thể này rất mạnh và tỷ lệ chết là gần như 100% sau vài giờ mà bệnh này lây nhiễm.
Gà sẽ bị ho, thở gấp, phân có lẫn máu và đầu thường sẽ nghẹo sang một bên. Phần đầu bị sưng phù, mào tím tái. Xuất hiện các triệu chứng thần kinh, đi đứng không vững, không thể mổ được trúng thức ăn.
Gà mái bị bệnh gà rù sẽ giảm đẻ, vỏ trứng đẻ ra bị mềm. Bệnh tích chủ yếu xuất hiện ở đường tiêu hóa. Ống tiêu hóa có hiện tượng xuất huyết dọc, dạ dày, thực quản, ruột,… cũng bị xuất huyết.
Niêm mạc của khí quản và mũi có dịch rỉ ra, xuất huyết lấm tấm. Buồng trứng bị sung huyết, teo trứng. Não gà cũng bị xuất huyết và có thể kèm sốt từ 42,5 – 43 độ C.
4.2. Thể cấp tính
Khi trong đàn có các thể bị nhiễm thì thể này sẽ có dịch bùng phát mạnh và tốc độ lây lan nhanh chóng. Tỷ lệ đẻ của gà mái giảm, giảm ăn, chất lượng của trứng cũng giảm.
Gà sẽ có triệu chứng thần kinh, nghẹo đầu, đi lòng vòng còn có kèm co giật, mổ thức ăn không trứng.
Cơ thể gà sốt cao từ 42,5 – 43 độ C. Gà còn bị tiêu chảy, ho, đi phân xanh và tỷ lệ chết của thể bệnh gà rù này là như 100%.
4.3. Thể mãn tính
Thể mãn tính của bệnh này sẽ xuất hiện vào cuối ổ dịch và đi kèm các các biểu hiện rối loạn thần kinh. Trước đây chưa có thuốc nên chúng ta phải dùng vacxin để tiêm cho những con sống sót và có biểu hiện tương tự.
Gà bị bệnh này sẽ bị tổn thương tiểu não, nên sẽ có những hành vi bất thường, gà chết do đói vì không mổ trứng thức ăn.
Với gà mái thì sẽ giảm tỷ lệ đẻ, bệnh kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
5. Cách phòng bệnh gà rù
Để tránh việc bệnh gà rù có thể lây lan nhanh chóng thì người chăn nuôi nên thực hiện các biện pháp để bảo đảm gà luôn khỏe mạnh bằng cách giữa vệ sinh chuồng trại chăn nuôi. Cùng đó thực hiện tiêm phòng vacxin đầy đủ, bổ sung đầy đủ thuốc bổ để cho đàn gia cầm có sức đề kháng tốt.
5.1. Vệ sinh chuồng trại
Tiến hành định kỳ vệ sinh, khử trùng khu chăn nuôi, sát trùng chuồng trại, các dụng cụ chăn nuôi bằng bột vôi hoặc các loại thuốc sát trùng chuyên dụng.
Cùng đó, trộn chất độn chuồng với men vi sinh có đông dụng hút ẩm, để giảm khí thải từ quá trình phân hủy phân và nhằm ức chế mầm bệnh gây bệnh gà rù và các bệnh khác.
Vệ sinh máng ăn, uống thường xuyên. Kiểm soát chặt chẽ trại để tránh việc tiếp xúc với các mầm bệnh bên ngoài. Nếu như nhập gà mới về thì nên cách ly 10 ngày trước khi nhập đàn.
5.2. Tiêm phòng vacxin phòng
Người chăn nuôi nên tiêm đầy đủ các loại vacxin cho gà nhằm bảo vệ đàn gia cầm tốt nhất,
Chúng ta có thể sử dụng các loại vacxin chuyên dụng hiện này để bảo vệ đàn gà. Nên thực hiện sớm từ 5-10 ngày tuổi cho gà con vì khi này kháng thể mẹ truyền cho gà con bắt đầu giảm gà mất đi sự bảo vệ khỏi bệnh gà rù. Sau từ 10 đến 24 ngày thì tiêm nhắc lại vacxin để nâng cao hiệu quả phòng bệnh cho gà.
5.3. Thuốc bổ trợ cho gà
Người chăn nuôi nên giảm sự tác động của các yếu tố stress đến gà từ môi trường, giúp gà lớn nhanh, giảm được tỷ lệ FCR người chăn nuôi nên bổ sung các loại thuốc bổ cho gà. Các loại thuốc này dùng phổ biến như là Vitamin C, A, D, E, K, thuốc bổ thận Lesthionin, điện giải B Complex,…
6. Cách trị bệnh gà rù
Hiện tại đã có thuốc dùng để đặc trị bệnh gà rù. Khi dùng thuốc này thì người chăn nuôi có thể giảm tỷ lệ chết gà từ 5-20% tùy thuộc từng giai đoạn phát hiện bệnh.
Khi phát hiện đàn gà bị mắc bệnh này thì nên dùng kháng thể Newcastle điều trị cho đàn gà đó. Trong vòng từ 24-48h sau khi dùng kháng thể này gà sẽ không còn chết bởi bệnh. Do đó, người chăn nuôi cần chuẩn đoán chính xác gà mắc bệnh gì và chú ý xem thời gian mắc bệnh đã lây chưa. Khi để thời gian phát hiện càng trễ thì gà chết càng nhiều.
Bệnh gà rù phổ biến và thường gặp. Người chăn nuôi cần phát hiện bệnh càng sớm càng tốt để điều trị hiệu quả nhất. Cùng đó, để giảm thiệt hại và tỷ lệ gà tử vong thì người chăn nuôi gà. Bà con nên thực hiện đầy đủ, chính xác quy trình phòng bệnh, tiêm phòng và xét nghiệm chẩn đoán định kỳ.
Tổng hợp: MinhGaChoi.com