Nội Dung Bài Viết
Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh phổ biến ở gà và do ký sinh trùng đơn bào gây ra. Đây là một bệnh truyền nhiễm, nhưng không gây tỷ lệ chết cao như các bệnh khác. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh cầu trùng ở gà và các hiệu quả để trị dứt điểm nhé!
1. Bệnh cầu trùng ở gà là gì?
Bệnh cầu trùng ở gà là do một loài trùng đơn bào gây ra, đây là một bệnh truyền nhiễm và rất phổ biến trong chăn nuôi gà công nghiệp. Bệnh này thì không gây ra tỷ lệ chết cao như những bệnh khác, nhưng sẽ gây nên thiệt hại kinh tế lớn do gà chậm ăn, chậm phát triển, chi phí thuốc thú y sẽ lớn, giảm tỷ lệ sinh đẻ và còn giảm hệ miễn dịch. Dẫn đến đến mắc các bệnh khác như là E.coli, Gumboro, tụ huyết trùng,…
Hiện nay thì có nhiều lại cầu trùng ở gia cầm, trong đó nhóm gây bệnh cầu trùng ở gà là do necatrix (một loại ký sinh trùng ở ruột non gà) và Eimeria Tenella (kí sinh ở manh tràng.
Bệnh này thường lây lan trong đàn gà qua đường tiêu hóa. Khi gà ăn phải nang của cầu trùng trong thức ăn hay uống phải nước có mầm bệnh. Thì sau đó sẽ bị rối loạn tiêu hóa, tế bào thượng bì sẽ bị tổn thương. Dẫn đến gà không hấp thụ được chất dinh dưỡng, khiến quá trình trao đổi chất giảm.
Gà nhiễm bệnh cầu trùng thì có thể trọng giảm, khả năng tiêu hóa giảm, gà mắc bệnh này sẽ tường còi cọc, chậm lớn, có thể chết do suy yếu. Tỷ lệ chết của bệnh từ 20%-30%. Bệnh này khiến hệ miễn dịch của gà bị giảm, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, chủ yếu là từ 2-8 tuần sẽ dễ mắc bệnh cầu trùng ở gà nhất.
2. Con đường lây nhiễm Bệnh cầu trùng ở gà
Bệnh cầu trùng ở gà chủ yếu lây qua đường tiêu hóa. Gà mắc bệnh này hoặc gà đã khỏe những vẫn sẽ mang cầu trùng trên người. Sau đó thải ra bào từ cầu trùng, và gà khỏe mạnh ăn phải sẽ bị nhiễm bệnh này. Bào tử cầu trùng có thể nằm trong thức ăn, nước uống, phân gà, nền gà,….
Trong trang trại thì các côn trùng và động vật gặm nhấm cũng là một trong những nguồn lây lan bệnh này.
Với hộ chăn nuôi, thì điều kiện chuồng không vệ sinh, khu nuôi nhốt chật chội, ẩm ướt, bãi chăn thả ô nhiễm, không vệ sinh thường xuyên,… cũng sẽ khiến cho bệnh cầu trùng ở gà bùng phát và tồn tại lâu dài.
3. Các triệu chứng của bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng ở gà sẽ có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 4-7 ngày. Tùy theo từng chủng gây bệnh mà có những biểu hiện khác nhau. Sau đây là một số biểu hiện cơ bản nhất đối với gà bị nhiễm cầu trùng.
3.1 Thể nhiễm cấp tính
Bệnh cầu trùng ở gà cấp tính sẽ có dấu hiệu là ủ rũ, giảm ăn, uống nhiều nước. Gà bị rụt cổ, sã cánh và nhắm mắt. Gà bị nhiễm sẽ bị tiêu chảy phân có lẫn máu hoặc có màu socola. Đôi con gà bị nhiễm sẽ có phân chỉ toàn máu tươi, bết dính ở hậu môn.
Gà nhiễm cầu trùng sẽ nhìn nhợt nhạt, giai đoạn cuối có thể bị liệt chân hoặc liệt cánh. Sau từ 2-7 ngày nhiễm bệnh gà sẽ bị chết, tỷ lệ chết sẽ từ 70-80% nếu như không can thiệp kịp thời.
3.2 Thể nhiễm mãn tính
Với những gà bị nhiễm cầu trùng thể mãn tính sẽ có những trường hợp sau.
- Gà nhiễm bệnh đã qua giai đoạn bệnh cấp tính chuyển sang bệnh mãn tính
- Đà gà trước đó đã được phòng bệnh cầu trùng bằng thuốc nhưng không đủ liều lượng và quy trình.
- Khi đàn gà bị nhiễm bệnh cầu trùng gà, thì gà lớn từ 2-3 tháng có thể sẽ nhiễm cầu trùng mãn tính vì chúng có sức đề kháng cao hơn gà nhỏ.
Bệnh cầu trùng ở gà thể mãn tính sẽ khiến gà kén ăn, ăn không tiêu và uống nước nhiều, ỉa chảy phân sống lúc đầu sau đó là phân màu nâu đen hoặc phân sẽ có lẫn máu.
Những con gà bị nhiễm cầu trùng mãn tính sẽ có hệ niêm mạc ruột hư hại nặng, kém hấp thụ chất dinh dưỡng nên sẽ chậm tăng trọng.
3.3 Thể gà nhiễm mang trùng
Với những gà nhiễm cầu trùng thuộc thể mang bệnh thì vẫn sẽ ăn uống bình thường, thỉnh thoảng sẽ bị ỉa chảy, phân sáp. Nếu như gà để mang cầu trùng thì có tỷ lệ đẻ trứng giảm từ 15-20%.
4. Dấu hiệu của bệnh cầu trùng
Đối với những gà bị nhiễm bệnh cầu trùng thì ban đầu mào, tích, cơ bắp gà nhợt nhạt. Mổ khám nếu như bị nhiễm cầu trùng mang tràng thì mang tràng sẽ bị ứ máu, sưng to.
Còn nếu như nhiễm cầu trùng ruột non thì tá tràng sưng to, ruột từng đoạn sẽ bị phình to, viêm niêm mạc tá tràng, trên bề mặt sẽ thấy các ổ tròn xám.
5. Cách để phòng bệnh cầu trùng ở gà
Cách để phòng bệnh cầu trùng đó là trộn thuốc trị cầu trùng vào thức ăn cho gà. Hoặc có thể sử dụng vacxin bệnh cầu trùng. Người chăn nuôi cần lưu ý để ý đến hàm lượng thuốc khi trộn vào thức ăn.
Tiếp đến để phòng bệnh cầu trùng cần giữ cho chuồng trại sạch sẽ, vệ sinh và thay chất độn chuồng thường xuyên để tạo sự khô ráo, thoáng sạch. Tránh tình trạng người chăn nuôi nuôi nhốt gia cầm trong không gian chật chội, ẩm ướt, mất vệ sinh.
Người chăn nuôi nên nuôi thả vườn, vệ sinh khu vực chăn thả sạch sẽ, có thể rải thêm cát để nuôi thả gia cầm.
6. Cách để điều trị hiệu quả bệnh cầu trùng ở gà
Khi gà bị nhiễm bệnh cầu trùng thì người chăn nuôi có thể điều trị bằng cách: Dùng thuốc trị bệnh trùng cầu trộn vào thức ăn cho gà:
- Người chăn nuôi có thể sử dụng: Sulfaquinoxaline 77mm + diaverdine 19 ppm, trộn vào nước và cho gà sử dụng theo liệu trình 3-2-3
- Sulfaquinoxaline 45ppm + pyrimethamine 15 ppm, trộn vào nước và cho gà uống liên tục trong 6 ngày hoặc uống theo liệu trình 3-3-3
- Toltrazuril 7mg/kg (baycox 2,5%, Shotcox: 1ml/1lit) trộn thức ăn cho gà dùng liên tục 2 ngày
Những điều cần lưu ý khi sử dụng những loại thuốc cho cầu trùng là:
- Người chăn nuôi chỉ sử dụng 1 loại thuốc, không được phối nhiều loại thuốc với nhau để điều trị bệnh cầu trùng ở gà
- Nên đổi thuốc theo lứa gà hoặc theo quý để tránh lờn thuốc.
- Không được dùng nhiều thuốc cùng cơ chế tác động
- Thuốc nên được sử dụng theo lộ trình là 3-3-3 hay 5-5-5 hoặc sử dụng trong 7 ngày liên tiếp
7. Lời kết
Trên đây là những điều về bệnh cầu trùng ở gà. Người chăn nuôi nên tìm hiểu kỹ và biết rõ về phương pháp để phòng bệnh này cho đàn gà của mình. Ngoài ra, người chăn nuôi có thể tìm hiểu thêm các bệnh ở gà khác nữa để chuẩn bị cho đàn gà cũng như chăm sóc gà chọi tham gia đá gà UW88 nhé!
Tổng hợp: MinhGaChoi.com