Nội Dung Bài Viết
ASIAD được biết đến là 1 trong những giải đấu bóng đá lớn tại châu Âu, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về giải đấu này. Rất nhiều thắc mắc được đưa ra như ASIAD là gì? ASIAD được tổ chức mấy năm 1 lần? có bao nhiêu đội tham gia? Hãy cùng getbootstrap.com.vn đi tìm câu trả lời ở bài viết này nhé.
I. Giải ASIAD là gì?
ASIAD là giải bóng đá châu Á nằm trong các hạng mục thi đấu của Đại hội thể thao châu Á. ASIAD được tổ chức 4 năm 1 lần cách thế vận hội hè 2 năm. Kể từ khi giải đấu này được thành lập, bóng đá đã là môn thể thao đầu tiên được lựa chọn đưa vào thi đấu, lý do là vì môn thể thao có lượng fan hâm mộ lớn và đề cao được tinh thần đồng đội, niềm tự hào dân tộc.
Giải ASIAD là nơi hội tụ của hầu hết các quốc gia châu Á. Chỉ riêng Australia là không được tham gia ASIAD. Vì là 1 giải đấu gồm nhiều môn thể thao khác nhau nên ASIAD chịu sự quản lý của Ủy ban Olympic Quốc tế, giống như Sea Games hay thế vận hội Olympic. Điều này khác với các giải đấu chỉ diễn ra 1 môn cụ thể là bóng đá do Liên đoàn bóng đá quản lý.
Ở Việt Nam, ASIAD cũng là giải đấu được nhiều người hâm mộ quan tâm. Có thể nói ASIAD là nơi hội tụ của khá nhiều cá nhân tài năng và các đội tuyển bóng đá khắp châu lục tham gia. Đây cũng là nơi quy tụ nhiều vận động viên đến từ các bộ môn khác như điền kinh, bơi lội.
II. Lịch sử hình thành giải ASIAD
Mùa giải ASIAD đầu tiên được tổ chức ở thành phố New Delhi (Ấn Độ). Lúc đó giải đấu có quy mô rất nhỏ chỉ có khoảng 489 vận động viên đến từ 11 quốc gia khác nhau cùng tranh tài với 6 bộ môn là bóng đá, bơi lội, bóng rổ, chạy, cử tạ, đạp xe, điền kinh..
Giải ASIAD được hình thành dựa trên cơ sở của từ Olympiade (nghĩa là 4 năm giữa 2 sự kiện thể thao Olympic gần nhau). Hậu tố AD được thêm và ASIA (châu Á) để tạo nên từ ASIAD (Đại hội thể thao châu Á).
Mãi đến năm 1990, ban tổ chức mới đưa giải bóng đá nữ ASIAD vào thi đấu. Sau khi tiến hành bốc thăm các đội sẽ được chia bảng đấu và thi đấu theo thể thức vòng tròn. Hai đội có kết quả cao nhất mỗi bảng và 4 đội có thành tích thứ 3 cao nhất sẽ giành được tấm vé tiến vào vòng loại trực tiếp.
Có 1 điểm đáng chú ý khi theo dõi bóng đá nam ASIAD đó là không có vòng loại. Tất cả các đội bóng ở châu Á đều có thể tham gia và không bắt buộc, vì thế những đội bóng yếu như Lào hay Campuchia cũng có thể tham dự nếu họ muốn. Số lượng các đội tham gia ASIAD cũng không giới hạn nên mỗi kỳ ASIAD diễn ra đều có số lượng đội bóng tham gia khác nhau.
III. Giải ASIAD có bao nhiêu nước tham gia?
Giải ASIAD 1958 được tổ chức tại Tokyo Nhật Bản với 1422 vận động viên tham gia, cùng nhau tranh tài ở 13 môn thể thao khác nhau. Cũng kể từ đó sức hút của giải đấu này lan ra khắp châu lục.
Năm 2018, Đại hội thể thao châu Á lần thứ 18 được tổ chức ở Indonesia với sự tham gia của 46 quốc gia. Thủ đô Jakarta được chọn là địa điểm chính của các cuộc tranh tài. Lần đầu tiên Indonesia được đăng cai tổ chức ở ASIAD vào năm 1962, sau 56 năm họ mới tiếp tục nhận được vinh dự tổ chức giải đấu này.
IV. Hình thức thi đấu của ASIAD
Kể từ năm 2002, các đội bóng đá nam tham gia môn bóng đá nam ASIAD chỉ dành cho các cầu thủ U23 và các đội chỉ được đăng ký thêm tối đa 3 cầu thủ trên 23 tuổi. Môn bóng đá nam ASIAD không có vòng loại nên các đội tham gia theo từng năm không cố định, đó là lý do mỗi kỳ ASIAD số lượng đội tham gia khác nhau.
Sau khi bốc thăm, 24 đội tham gia sẽ được chia thành 6 bảng đấu để thi đấu theo vòng tròn tính điểm. 2 đội có điểm tốt nhất mỗi bảng cùng với 4 đội đứng vị trí thứ 3 có thành tích cao nhất sẽ tiến vào vòng 1/16.
V. Đội bóng nào có thành tích tốt nhất ở giải ASIAD?
Tính đến thời điểm hiện tại có khá nhiều quốc gia tham dự giải ASIAD. Tuy nhiên chỉ có Hàn Quốc và Iran là 2 đội có nhiều lần vô địch nhất (4 lần). Sau đó đến Myanmar, Ấn Độ, Trung Quốc với 2 lần vô địch. Nhật Bản, Iraq, Qatar, Uzbekistan… có 1 lần vô địch.
VI. Tạm kết
Trên đây là những thông tin chi tiết về giải ASIAD là gì? mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng đây là những kiến thức bổ ích cho mọi người tham khảo, nếu bạn yêu thích bóng đá hoặc muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích khác thì đừng quên ghé thăm website của chúng tôi.
Source: Minh Gà Chọi