Nêu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Tính Của Enzim ? Nêu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Của Enzim

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt tính enzim1. Nhiệt độKhi nhiệt độ tăng, tăng năng lượng động học ( tần số va chạm phát triển) tần số phức hợp enzyme – cơ chất phát triển trên một đơn vị thời gian do đó tốc độ phản ứng tăng và tăng sản phẩm.Với nhiều loại phản ứng, kể cả phản ứng xúc tác vô cơ, sự tăng này có thể tiếp diễn vô hạn. Tuy nhiên trong phản ứng do enzyme kiểm soát nhiệt độ tối ưu nhanh chóng đạt đến tương ứng với tốc độ cực đại của phản ứng. Cao hơn nhiệt độ tối ưu ( tốc độ phản ứng giảm nhanh vì nhiệt độ cao đã làm enzyme (protein) bị biến tính. Trung tâm hoạt động mất đi cấu hình chuẩn và không còn phù hợp được với cơ chất –> làm mất vai trò xúc tác. Nếu nhiệt độ thấp –> tốc độ phản ứng chậm.Cá biệt có những enzyme chịu được nhiệt độ cao như amylase trong công nghiệp dệt chịu được nhiệt độ hơn 100oC. Loài cá băng ở Nam cực có enzyme hoạt động hiệu quả ở -2oC.

Bạn đang xem: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim

2. pHĐa số enzyme thích hợp pH tối ưu bằng 7 – đó cũng là pH bình thường bên trong tế bào. Các enzyme hoạt động bên ngoài tế bào thường đòi hỏi nhiều pH khác nhau. Ví dụ: pepsin hoạt động tốt trong điều kiện pH = 2. Còn Tripsin (cũng thủy giải protein) hoạt động tốt ở pH = 7-8,5.Sự lệch pH tối ưu sẽ ảnh hưởng tới hoạt tính của enzyme theo hai cách trái ngược nhau.- Trường hợp các vị trí hoặc liên kết trong trung tâm hoạt động có dạng các ion tích điện – một số giá trị pH là ức chế vì nó làm tái kết hợp các ion này – các nhóm không tích điện tạo nên sẽ không tương tác được với cơ chất.- Khả năng thứ hai: là enzyme bị biến tính – nhất là các giá trị pH cực trị – nó làm yếu hay đứt các liên kết yếu giữa các bộ phận của enzyme. Ngoài ra có thể tạo ra một số liên kết khác mà trước đây không có trong phân tử.3. Nồng độ cơ chất và nồng độ enzymeTốc độ đa số các phản ứng do enzyme kiểm soát bị thay đổi theo nồng độ cơ chất – nhưng chỉ khi nồng độ cơ chất còn tương đối thấp. Khi nồng độ cơ chất tăng nhiều thì tốc độ phản ứng trở nên ít phụ thuộc vào nồng độ cơ chất mà lại tùy thuộc vào số lượng enzyme có mặt.Khi nồng độ cơ chất thấp, nhiều phân tử enzyme có trung tâm hoạt động tự do và sự cung cấp hạn chế cơ chất sẽ xác định tốc độ phản ứng. Ngược lại nồng độ cơ chất cao, hầu hết các trung tâm hoạt động bị chiếm lĩnh do đó lúc này số lượng phân tử enzyme lại là yếu tố quyết định phản ứng.Trong hoạt động trao đổi chất của tế bào mối tương quan này có tầm quan trọng như những phương thức kiểm soát tốc độ phản ứng khác nhau.Đối với một số phản ứng nồng độ cơ chất bình thường vẫn là nhân tố quan trọng, nhưng ở số khác nồng độ enzyme lại có tính quyết định.

Xem thêm: Phần Mềm Đổi Đuôi – Xilisoft Video Converter Ultimate 7

Các chất ức chế enzymea. Các chất ức chế cạnh tranhCác chất này có cấu tạo hóa học và hình dạng khá giống với cơ chất. khi chúng cùng có mặt với cơ chất sẽ cạnh tranh với cơ chất trung tâm hoạt động (làm cho hoạt động xúc tác của enzyme bị kìm hãm. SuccinidehydrogenaseVí dụ: axit Succinic ——————————-> axit fumaric.Axit malonic tác động như chất ức chế cạnh tranh bằng cách chiếm lĩnh trung tâm hoạt động giống như axit succinic. Axit malonic không bị biến đổi trong khi đó phức hợp enzyme – chất ức chế lại bền vững hơn enzyme – cơ chất –> hiện tượng này có thể khắc phục bằng cách giảm nồng độ chất ức chế. b. Các chất ức chế không cạnh tranhChúng không kết hợp với trung tâm hoạt động của enzyme và không chịu ảnh huởng của nồng độ cơ chất. Phổ biến là các ion kim loại nặng (Hg2+, Ag 2+). Chúng kết hợp với phân tử enzyme ở một khu vực thứ nhất làm biến đổi hình dạng và tính chất ở khu vực thứ hai (trung tâm hoạt động) của enzyme do vậy enzyme không thể tương tác được với cơ chất.Muối assen và cyanid tác động theo cách như thế. Ngoài ra một số chất cạnh tranh có vai trò như chất hoạt hóa trong sự điều chỉnh hoạt động enzyme.4. Các cofactor enzymeNhiều enzyme không thể hoạt động chính xác khi thiếu một chất nhỏ hơn không phải protein gọi là cofactor.Cofactor thường hoạt động như cái “cầu” giữa enzyme và cơ chất, nó thường tham gia trực tiếp vào phản ứng hóa học của quá trình xúc tác. Đôi khi cofactor cung cấp cho nguồn năng lượng hóa học thúc đẩy phản ứng mà nếu không có thì phản ứng khó hay không thể xảy ra.Một số enzyme cần các ion kim loại là cofactor (như Mg2+, Fe2+ và một số ion của các nguyên tố như Zn2+, Cu2+).Cofactor cũng có thể là các phân tử hữu cơ nhỏ các chất này được gọi là coenzyme thường có quan hệ mật thiết với vitamine. (Coenzyme là những enzyme cá biệt).

*

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzimHoạt tính của enzim được xác định bằng lượng sản phẩm được tạo thành lừ một lượng cơ chất trên một đơn vị thời gian.Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim. Sau đây chúng ta xem xétmột số yếu tố chính :- Nhiệt độ : Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu, tại đó enzim có hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất.- Độ pH : Mỗi enzim có một độ pH thích hợp. Ví dụ: enzim pepsin của dịch dạ dày người cần pH = 2.- Nồng độ cơ chất: Với một lượng enzim xác định nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì thoạt đầu hoạt tính của enzim tăng dần, nhưng đến một lúc nào đó thì sự gia tăng về nồng độ cơ chất cũng không làm táng hoạt tính của enzim. Vì tất cả trung tâm hoạt động của enzim đã được bão hòa bởi cơ chất.- Chất ức chế hoặc hoại hoá enzim : Một số chất hoá học có thể ức chế sự hoạt động của enzim. Một số chất khác khi liên kết với enzim lại làm tăng hoạt tính của enzim. Chẳng hạn: thuốc trừ sâu DDT … là những chất ức chế một số enzim quan trọng của hệ thần kinh người và động vật.- Nồng độ enzim : Với một lượng cơ chất xác định, khi nồng độ enzim càng cao thì hoạt tính của enzim càng tăng.

Chuyên mục:










Thabet co
tinh dầu vape
pod 1 lần
mmlive

Chuyên mục: Nhà Cái Uy Tín
Source: Minh Gà Chọi

Tôi là một người yêu và đam mê gà chọi. Blog này được lập ra với mục đích chia sẻ đam mê với những ai yêu thích gà chọi. Tất cả kinh nghiệm chăm, nuôi gà chọi của tôi đều được cập nhật tại website này. Nếu thấy hữu ích hãy bấm like và theo dõi tôi nhé. Cám ơn các bạn!