Gà Nòi – Đặc Điểm Của Các Loại Gà Nòi 3 Miền Bắc Trung Nam

Gà nòi còn được gọi là gà đá, gà cựa, gà chọi. Là giống gà nội địa của Việt Nam với mục đích nuôi để phục vụ cho những trận đá gà. Chúng là 1 trong 3 giống gà có khả năng chiến đấu tốt của Việt Nam. Ở chúng hiện lên khí chất vô cùng cương mãnh, dáng vẻ anh dũng, oai vệ.

Vậy thì bạn có biết chúng có nguồn gốc, xuất xứ từ đâu không? Và cách để chăm nuôi chúng như thế nào để phát triển đúng cách. Vậy thì để nắm bắt được điều này hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng chúng tôi nhé.

1. Gà nòi là gà gì?

Gà nòi hay còn được gọi là gà đá, là chọi, gà cựa. Là một giống gà nội địa của Việt Nam, được nuôi với mục đích mang ra đấu trường để chiến đấu. Với khí chất vô cùng uy mãnh, dáng vẻ vô cùng hùng dũng và oai vệ. Khả năng ra đòn khi chiến đấu vô cùng hiểm hóc và đẹp mắt. Gà nòi chính là một trong những giống gà chọi hay tiêu biểu của Việt Nam.

Chúng có nguồn gốc từ khắp các vùng miền Việt Nam. Thường được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như là đá hay gà chọi tùy theo từng vùng miền.

2. Đặc điểm ngoại hình

Đối với gà nòi trống sẽ có lông màu xám, màu đỏ lửa xen lẫn là những vệt xanh biếc. Gà nòi mái sẽ có màu xám đá, vóc dáng to lớn, cổ cao, chân cao, thịt đỏ vô cùng săn chắc.

Con trống có lông màu xám, màu đỏ lửa xen lẫn các vệt xanh biếc, con mái có màu xám đá, vóc dáng to, chân cao, chân cao, cổ cao, thịt đỏ rắn chắc.

Tại miền Bắc thì người ta gọi gà nòi là gà chọi. Chọi có nghĩa là đánh nhau. Miền Trung thì gọi là gà đá. Cũng dùng để diễn tả cách mà 2 con gà dùng chân đá nhau trong trận đấu. Còn tại miền Nam thì hầu hết người ta sẽ gọi là gà nòi.

Mặc dù chúng có những tên gọi khác nhau tại những vùng miền khác nhau. Nhưng những sư kê đá gà Campuchia đều hiểu rõ các danh từ địa phương này. Có thể gọi chúng một cách hài hòa và dễ dàng.

Miền Nam là nơi chuyên sản sinh ra nhiều giống gà cựa hay. Những tay nuôi gà nòi thường chuyên biệt ra gà đòn hoặc là gà cựa chứ không chuyên cả về 2 loại. Mặc dù có sự khác biệt rõ ràng về 2 loại gà này.

Theo như thông tin truyền tai thì những dân chơi gà đòn sẽ không tham gia vào các trận đấu của gà cựa. Ngược lại dân chơi gà cựa cũng sẽ không tham gia vào các trận đấu của gà đòn. Lí do là vì cách nuôi cũng như kỹ thuật nuôi của 2 loại gà này hoàn toàn khác nhau. Trong việc xoay xổ, cũng như là cách dưỡng gà để ra trường.

Gà nòi
Đặc điểm ngoại hình

3. Đặc điểm qua các dòng gà chọi nổi tiếng dọc 3 miền 

3.1. Miền Bắc

Đối với gà chọi miền Bắc thì các chủ gà sẽ tập trung vào lối nuôi gà đòn. Là dòng gà sử dụng đòn thế tấn công địch thủ mỗi khi ra trận. Mặc dù thế ra đòn chậm nhưng rất mạnh mẽ và dứt khoát. Khi bị dính đòn thì ảnh hưởng đến tính mạng nguy hiểm. Những dòng gà nòi hay

Gà chọi miền Bắc thường tập trung vào lối nuôi gà đòn. Là loại gà sử dụng đòn thế để tấn công. Thế ra đòn chậm nhưng mạnh, khi đối phương bị trúng đòn sẽ ảnh hưởng nhiều đến tính mạng. Các dòng gà chọi hay nhất miền Bắc thường có nguồn gốc từ:

  • Gà Thổ Hà ở Bắc Giang
  • Đồ Sơn ở Hải Phòng
  • Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ ở Hà Nội
  • Ngoài ra còn có các tỉnh khác như Bắc Ninh, Phú thọ, Thái Nguyên, Sơn La, Đô Lương – Nghệ An

Tại miền Bắc, gà nòi thường là những giống gà có mặt từ lâu đời tại Việt Nam. Mặc dù ngày nay chọi gà cựa sắt phát triển mạnh mẽ trên thị trường, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên gà nòi vẫn có chỗ đứng riêng biệt và vững chắc. Đặc biệt là trong những trận đấu đá gà tại miền Bắc. Những chú gà chọi luôn thể hiện được sự oai phong, lẫm liệt, khiến nhiều người không thể rời mắt.

Những hoạt động mua bán gà chọi tại miền Bắc diễn ra cũng không kém phần sôi nổi. Tại Hà Nội sẽ tập trung nhiều ở khu vực Yên Phụ, Nghi Tàm. Hoặc là tại những chợ gà chọi được nhiều người thường xuyên lui tới.

3.2. Gà nòi miền Trung

Tại miền Trung, nhiều lò ga tên tuổi nổi tiếng như là Ninh Thuận có gà Phan Rang. Khánh Hòa có gà Vạn Giã. Tại Quãng Ngãi có gà Sông Vệ, Sa Huỳnh. Đặc biệt là tại Bình Định, nổi tiếng là gà nòi Bình Định. Nếu như có cuộc thi chọi gà liên tỉnh thì khi gặp gà nòi Bình Định mọi người phải thận trọng.

Tại Bình Đình, nhiều lò gà nổi tiếng. Trong đó bao gồm:

  • Hoài Nhơn sẽ có gà Hoài Châu
  • Kim Giao sẽ có gà Hoài Hải
  • Hoài Ân có gà Mộc Bài
  • Phù Cát có gà Chắn Cát
  • Tuy Phước có gà Gò Bồi
  • Quy Nhơn có gà Phú Tài
  • Tây Sơn có gà Bắc Sông Kôn

Trong những giống gà được kể trên. Gà nòi Khánh Hòa và gà nòi Bình Định chính là 2 cái tên đại diện cho giống gà chọi của tỉnh miền trung. Không chỉ mang vẻ đẹp về vóc dáng cũng như ngoại hình. Mà chúng còn mang trong mình một kỹ thuật vô cùng xuất thần mỗi khi ra trận. Những chiến kê này có cách để hạ gục địch thủ một cách tài tình. Khiến đối phương trở tay không kịp. Đây chính là điểm cuốn hút của mỗi trận gà miền Trung và miền Bắc.

3.3. Miền Nam

Tại miền Nam, một số địa phương nổi tiếng với giống gà nòi như là:

  • Gà Chợ Lách (Bến Tre)
  • Gà Cao Lãnh (Đồng Tháp)
  • Gà Châu Đốc (An Giang)
  • Gà Bà Điểm

Tuy nhiên tại khu vực miền Nam thì người chơi chủ yếu chuộng hình thức đá gà cựa. Người ta sẽ mua cựa sắt về và tra vào chân gà để tăng đột sát thương. Hoặc là sẽ chuốt cho cựa gà thật bén. Đây là hình thức chủ yếu nghiêng về phần thắng thua nhiều hơn và chiêm ngưỡng tài nghệ.

Gà nòi cựa hay còn gọi là gà nòi. Nhưng để có thể phân biệt với giống gà nòi của miền Bắc nên người ta gọi chúng là gà cựa. Gà nòi cựa có nguồn gốc từ những người di dân ở Chiêm Thành khai phá vào miền Nam. Khi đi họ mang theo lương thực và gia cầm. Nhờ vậy mà một số sống sót và phát triển cho đến ngày nay.

Lối đá gà cựa sắt ở miền Nam rất phổ biến với sự hỗ trợ của những loại cựa sắc bén. Những trận đấu trên trường gà có tính sát phạt rất cao, chủ yếu là mục đích ăn thua. Vì vậy mà khó có thể chiêm ngưỡng được tài nghệ của những gà chiến cao thủ.

4. Các loại gà nòi nổi tiếng nhất ở Việt Nam

Nếu như nói đến độ nổi tiếng và đa tài thì không quên nhắc đến 2 giống gà miền Trung và miền Nam. Đây chính là nơi quy tụ các giống gà chọi nổi tiếng nhất Việt Nam. Dưới đây là đặc điểm của giống gà nòi đến từ 2 khu vực này.

4.1. Gà nòi Bình Định

Đây là giống gà gắn liền với miền đất võ Bình Định. Với tầm vóc cao lớn, chắc khỏe, cơ bắp phát triển chắc nịch. Tạo nên một khí chất anh dũng ẩn chứa bên trong chiến kê. Một khả năng chiến đấu vô cùng bền bỉ chính là ưu thế lớn nhất của gà Bình Định. Mỗi con gà chọi có thể trụ được 40 hiệp đấu liên tiếp với mỗi hiệp 20 phút, nghỉ giữa chừng tầm 5 phút.

Đặc điểm nổi bật của gà Bình Định chính là phần đầu, ngực, cổ, đùi có lông thưa. Tuy nhiên ở phần cánh thì lông phát triển nhiều hơn. Hỗ trợ cho việc bay cao tung đòn. Tại Bình Định,  vùng đất nổi tiếng quy tụ gà nòi nhất đó là Ngân hàng và Bảy Quéo, tập trung ở Bình Định.

4.2. Gà nòi Chợ Lách

Với bộ lông vô cùng ống mượt, ngực ưỡn, lưng cong, chân vuông. Loài gà này sức đề kháng vô cùng tốt nên rất ít khi mắc các bệnh vặt như là khò khè, sổ mũi. Cũng như khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm là rất thấp.

Bên cạnh đó thì giống gà chợ Lách tại Bến Tre có sức bền vô cùng dẻo dai. Kỹ thuật chiến đấu vô cùng tốt. Được nhiều sư kê trong giới đánh giá là giống có gà kỳ kê hay là hùng kê.

4.3. Gà tre Tân Châu

Với đặc điểm nổi bật chính là bộ lông cườm, màu sắc sặc sỡ. Bộ đuôi dài, dày thướt tha. Chính điều này đã tạo nên nhiều cảm tình cho anh em trong giới chơi gà cảnh. Để sở hữu được giống gà này. Người chơi phải tốn nhiều công sức cho việc chăm nuôi, vệ sinh chuồng trại, thức ăn cho gà cũng tốn kém không ít.

Giống gà nòi này được lai tạo từ gà rừng Tân Châu với giống gà tre Nhật Bản – một giống gà kiểng được quý tộc Nhật Bản ưa chuộng thời đó.

Gà nòi
Các loại gà nòi nổi tiếng nhất ở Việt Nam

5. Kết luận

Trên đây là những thông tin liên quan đến giống gà nòi Việt Nam tại từng vùng miền. Nếu như thích sở hữu, anh em hãy tham khảo xem giống nào phù hợp với mình nhất để tậu một em về vừa làm cảnh vừa có thể tham chiến được nhé.

Tổng hợp: MinhGaChoi.com

Tôi là một người yêu và đam mê gà chọi. Blog này được lập ra với mục đích chia sẻ đam mê với những ai yêu thích gà chọi. Tất cả kinh nghiệm chăm, nuôi gà chọi của tôi đều được cập nhật tại website này. Nếu thấy hữu ích hãy bấm like và theo dõi tôi nhé. Cám ơn các bạn!