Nội Dung Bài Viết
Có 2 nguyên nhân khiến gà bị khò khè. Lí do chính là vì trời lạnh, hay thời tiết thất thường khiến gà bị cảm lạnh, sổ mũi, lên đờm… Còn nguyên nhân thứ hai là do bị lây cảm lạnh từ một con gà khác. Vì vậy, nếu anh em phát hiện gà của mình bị bệnh thì hãy cách ly con gà đó ngay lập tức để tránh mầm bệnh lây lan.
Gà bị khẹt, khò khè là bệnh gì?
Vào mùa đông, mùa mưa, những ngày thời tiết lạnh; nếu không cung cấp đủ độ ấm cần thiết gà có thể sẽ bị bệnh sổ mũi, “khò khè”. Anh em có thể thường xuyên cho gà phơi nắng để phòng tránh bệnh cho gà.
Biểu hiện bệnh sổ mũi
Thường gà 3 – 4 tháng tuổi trở lên mới bị sổ mũi. Anh em để ý ngay lỗ mũi gà bệnh sẽ bị xì bọt nước. Muốn chắc chắn hơn, anh em vuốt một đường nhẹ qua phần mũi nó, thấy xịt nước ra là con gà đó bị sổ mũi. Trường hợp bóp ra nước mũi màu vàng, đó là gà bị bệnh nặng, sẽ khó trị hơn. Anh em cần kiểm tra gà thường xuyên bằng cách nhận biết lúc cho ăn. Thường con gà bị sổ mũi thường ốm hơn con trong đàn. Đó là vì có bệnh, cơ thể yếu hơn bình thường, ăn sẽ hiền hơn mấy con khác.
Biểu hiện bệnh khò
Biểu hiện bệnh khò: Đối với gà bị bệnh này, biểu hiện rất dễ bộc lộ ra ngoài. Anh em chỉ cần nghe tiếng khò khè cũng sẽ đoán ra được. Nếu anh em bắt gà lên, vỗ vào lưng thì chúng sẽ “khò” liên tục.
Gà bị khò khè có lây không?
Gà khi bị khò sẽ lây cho những co xung quanh, thậm chí là lây cho cả đàn. Có 2 nguyên nhân dẫn tới việc gà bị bệnh này. Nguyên nhân đầu tiên là nguyên nhân mà MinhGaChoi.com đã đề cập ở trên. Thời tiết trở lạnh là nguyên nhân chính khiến gà bị cảm lạnh, sổ mũi, lên đờm… Nguyên nhân thứ 2 là do bị lây cảm lạnh từ con gà bị bệnh trước đó. Vì vậy, nếu anh em phát hiện gà của mình bị bệnh thì hãy cách ly con gà đó sang chuồng nuôi khác để tránh việc mầm bệnh lây lan trong đàn.
Gà bị khò khè uống thuốc gì?
MinhGaChoi.com sẽ đề xuất một số loại thuốc đã được rất nhiều người áp dụng và thành công như:
Viêm ôn thanh
Loại thuốc này có thể chữa trị được rất nhiều bệnh, không riêng gì cảm lạnh ở gà. Tiêu biểu như đặc trị đường hô hấp, khò khè, sổ mũi… Giá cả tương đối rẻ khoảng 10.000đ/vỉ.
Flosal
Chuyên đặc trị bệnh hô hấp. Khoảng dưới 20.000đ/lọ, sử dụng được nhiều lần; sử dụng được cho gà lớn và cả gà con đều được.
Thuốc trị gà bị khò khè mua ở đâu?
Anh em có thể ra tiệm thuốc thú y để hỏi và đặt mua. Một số loại thuốc tây anh em có thể ghé tiệm thuốc tây, nói ra tên thuốc là mua được dễ dàng.
Cách chữa gà bị khò khè, sổ mũi
Anh em có thể dùng kết hợp cả 2 loại thuốc trên để đạt hiệu quả tốt nhất.
Đối với gà tre
Đầu tiên, bạn cho gà bị bệnh uống 1 viên Viêm ôn thanh trước. Sau đó khoảng nửa tiếng thì tiếp tục cho gà đang bị khò uống thêm 4 giọt Flosal nữa. Uống liên tiếp và đều đặn từng ngày. Đối với gà bị khò nếu phát hiện sớm thường từ 4-5 ngày gà sẽ hết bệnh. Đối với gà bị khò từ lâu thì thời gian khỏi có thể từ 6 -8 ngày.
Đối với gà nòi
Đối với gà nòi, anh em cho uống gấp đôi liều lượng của gà tre. Anh em cho 2 viên Viêm ôn thanh. Cũng sau đó nửa tiếng cho thêm 8 giọt Flosal nữa.
Cách chữa gà bị khò khè lên đờm
Biểu hiện
Gà gà rù, đù đù, ủ rũ. Thường có 2 nguyên nhân: bị bồ đá hoặc có bệnh trong người. Trường hợp bị bồ đá thì phải phụ thuộc vào chúng.
Còn đối với trường hợp bị bệnh, lí do vì gà có thể bị sổ mũi, thậm chí có đờm nghẹt trong khí quản, nghẹt lỗ mũi khiến gà khó thở, lờ đờ. Anh em có thể tham khảo các bước sau để trị bệnh cho chúng. Trước tiên vệ sinh cho gà bằng cách lấy một cây bông ngoáy tai; banh mỏ gà ra; dùng cây bông ngoáy vào cổ họng gà. Bởi gà không có thể khạc nhổ đờm như con người nên đờm sẽ có miết trong cổ họng gà nếu người chăm không vệ sinh cho chúng.
Phương pháp chữa gà bị khò khè lên đờm
Dưới đây là một số cách được chia sẻ bởi những ngày áp dụng thành công.
- Nước uống: Anh em cho gà uống nước pha gói thuốc five – cảm cúm (khoảng 3.000 – 5.000đ/gói).
- Thức ăn: Cho gà ăn nửa lượng thức ăn so với bình thường, không nên cho quá nhiều tránh lãng phí.
- Phương pháp này khá tốn thời gian nhưng an toàn cho gà: Anh em vò nát là trầu không, thêm một ít muối rồi cho gà ăn. Ngoài ra anh em bóc một nhánh tỏi cho chúng ăn đều đặn 1 ngày 2 lần. Phương pháp này chỉ áp dụng cho những con gà đang thay lông. Lí do sử dụng phương pháp này lâu khỏi vì lá trầu, tỏi, muối chỉ có thể sát trùng và phòng tránh cảm cúm. Muốn gà nhanh khỏi, anh em có thể áp dụng những phương pháp dưới đây.
- Đối với những con gà chiến, MinhGaChoi.com khuyên anh em nên sử dụng thuốc tây. Kết hợp 1 viên Eugica và 1 viên clorpheniramin mỗi ngày 1 lần. Uống liên tục, đều đặn trong khoảng 3 – 4 ngày. Đối với trường hợp quá nặng, anh em cho thêm 1 viên Tetracyclin. Nếu nhẹ chỉ cần kết hợp 2 loại thuốc Eugica và clorpheniramin là đã đủ.
Câu hỏi thường gặp
Nuôi 200 con gà hơn 2 tháng tuổi nhưng gà có biểu hiện khò khè, hen khẹc khi dốc cổ gà lên thấy chảy nước, gà đi ngoài phân loãng màu hơi đỏ. Bị bệnh đã là khoảng 50% tổng đàn. Nguyên nhân và cách khắc phục là gì?
Nguyên nhân: Căn cứ trên triệu chứng trên gà mắc 2 bệnh nhưng chủ yêu là bệnh CRD là chính, còn bệnh cầu trùng cũng có nhưng mức độ không đáng nghiêm trọng lắm. Nên tập trung hướng điều trị của bệnh CRD.
Cách khắc phục:
– Nếu nuôi theo khiểu hình thức bán chăn thả thì chỉ thả lúc khô ấm, tạnh ráo.
– Nuôi gà mật độ vừa phải 200 con / 30 m2 chuồng, giữ trấu độn chuồng luôn tơi xốp, không bết phân, không có mùi khó chịu.
– Cải thiện lại cách thức nuôi, tạo điều kiện môi trường nuôi đúng mật độ, kiểm tra lại chất độn chuồng.
Thuốc điều trị:
– Cho uống TYLOSIN, kết hợp với thuốc trị cấu trùng ANTICOX hoặc COXSITOP hoặc ANTI CRD hoặc COLI SPYRIN. 3 ngày đầu pha 1g/1 lít, sau đó 2 ngày còn lại pha 1g/2 lít, dùng thuốc 7 ngày liên tục, nếu nặng thì sau 1 đợt điều trị cho nghỉ 7 ngày và điều trị tiếp 7 ngày.
Trên đây là một số thông tin về việc gà bị khò khè mà MinhGaChoi.com cung cấp đến toàn thể anh em. Ngoài ra anh em có thể tham khảo thêm các thông tin khác về gà như bệnh gà, các giống gà, đá gà trực tiếp luôn được cập nhập thường xuyên tại Trại Gà.
Tổng hợp: MinhGaChoi.com