Nội Dung Bài Viết
Ngựa vằn thuộc họ ngựa châu Phi, trên thân hình chúng có các sọc đen và trắng dễ dàng nhận ra. Cũng giống như vân tay con người, không ai giống ai. Sọc ngựa vằn cũng vậy, mỗi cá thể sẽ mang 1 hình dáng sọc riêng biệt, độc nhất. Đây là loài ngựa sống theo bầy đàn.
Giống ngựa này chưa bao giờ được thuần hóa, khác xa so với lừa. Mời quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây cùng với chúng tôi để có thể nắm được các kiến thức liên quan đến loài ngựa này.
1. Đặc điểm ngựa vằn
Vai của ngựa vằn đồng bằng sẽ có kích thước trung bình khoảng 1,2 đến 1,3 mét. Thân chúng dài từ 2-2,5 mét. Phần cân nặng thì con đực sẽ nhỉnh hơn so với con cái. Nếu trong tất cả các giống ngựa thì ngựa vằn Grevy có kích thước lớn nhất.
Những cái sọc trên thân ngựa chính là điểm độc đáo, giúp chúng trở thành một trong các loài động vật quen thuộc trong mắt con người. Loài động vật này có mặt ở nhiều môi trường khác nhau như là từ đồng bằng, đồng cỏ, thảo nguyên. Hay trong rừng cây, bụi rậm gai góc hoặc ở những ngọn đồi ven biển.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến số lượng của ngựa. Đặc biệt là việc săn bắt để lấy da của chúng và phá hủy môi trường sống.
Thị lực của ngựa rất tinh anh. Tương tự như những loài động vật có móng guốc thì mắt của ngựa vằn sẽ nằm ở 2 bên đầu. Chính vì thế mà tầm nhìn của chúng rộng hơn nhiều. Trong màn đêm tối, chúng có thể nhìn rất rõ các sự vật. Thính giác của chúng cũng vô cùng nhạy bén. Giống với ngựa thông thường, tai của chúng cũng tròn và to. Đặc biệt chúng có thể xoay tai của mình theo nhiều chiều hướng khác nhau.
Ngày xưa, trong các cuộc chiến thì ngựa được dùng để cưỡi khi chiến đấu. Tuy nhiên ngựa vằn lại không nằm trong số ngựa đó. Một trong những lý do đầu tiên không chọn bởi vì chúng rất khó để ngụy trang. Ngoài ra thì những chiến binh sẽ bị lóa mắt, mất tập trung bởi vì những sọc trắng đen trên thân của chúng.
2. Tập tính
So với những giống ngựa thông thường thì giống ngựa này sẽ di chuyển chậm hơn nhiều. Tuy nhiên nếu như so về sức chạy bền thì những kẻ săn mồi chắc chắn phải thua xa. Nếu như bị truy đuổi thì ngựa vằn sẽ chạy theo đường zigzag qua lại, khiến cho các con thú tấn công khó có thể bắt được. Còn nếu như bị dồn vào bước đường cùng thì những chú ngựa vằn sẽ đứng thẳng bằng 2 chân lên, sau đó đá hoặc là cắn vào kẻ địch.
Khi ăn, chúng sẽ sử dụng phần răng trước sắc nhọn của mình để cắt cỏ. Những chiếc răng bên trong sẽ nhai nghiền cỏ để dễ tiêu hóa hơn. Việc ăn cỏ đòi hỏi cơ hàm vận động nhiều, nhai nhiều hơn. Trong cỏ còn có chất làm mài mòn bộ răng của ngựa. Vì vậy mà hàm răng của chúng sẽ không ngừng phát triển cho hết phần đời của mình.
Ngựa vằn sống ở các địa điểm địa hình đặc biệt nên cần phải di chuyển đề tìm thức ăn và nguồn nước. Đôi khi chúng tụ tập để lại thành bầy đàn lớn hàng ngàn con để di cư đến địa điểm sống mới tốt hơn. Trong bầy ngựa di cư sẽ có xen lẫn một số loài động vật ăn cỏ khác, điển hình là linh dương đầu bỏ.
Thói quen của chúng chính là giúp nhau chải lông. Nếu như bạn thấy 2 con ngựa đứng sát vào nhau và trông chúng như đang cắn nhau thì không phải. Đó là chúng đang giúp nhau chải lông mà thôi. Đây là công việc mà loài động vật này rất yêu thích.
2.1. Ngựa vằn hung dữ và khó thuần hóa
Hầu như việc thuần hóa ngựa vằn rất khó có kết quả thành công. Bởi vì tính cách hung dữ của chúng, khó thuần hóa, khó đoán được tính và đặc biệt chúng lại thích đá cũng như là cắn.
Dạy cho ngựa vằn kéo xe cũng rất khó, chúng dễ bị kinh hãi khi chịu áp lực. Khi trưởng thành, ngựa vằn dữ hơn nhiều so với những con ngựa thông thường. Một điều đặc biệt nguy hiểm ở ngựa vằn đó khi cắn thì chúng khó mà nhả ra. Vì vậy việc nuôi giống ngựa này được xếp vào hàng những công việc cực kỳ khó khăn.
2.2. Không có lối sống phân cấp
Thông thường trong 1 quần thể ngựa sẽ có cấu trúc phân cấp, sống theo tập quán của gia đình. Con đực sẽ là con đầu đàn, tiếp theo đó là những con cái và sau cùng là những con ngựa con.
Những con ngựa này biết được vai trò và vị trí của mình trong đàn. Vì vậy chúng chọi sự chi phối của những con đầu đàn và làm theo sự điều khiển.
Con người chỉ cần chế ngự được con đầu đàn là có thể chế ngự luôn những con còn lại. Nhưng đối với ngựa vằn thì điều này không xảy ra. Đây chính là lý do tại sao thuần hóa ngựa vằn nhưng chỉ để làm cảnh mà thôi.
2.3. Mối quan hệ của đà điều và ngựa vằn
Đà điểu và ngựa vằn có mối quan hệ khắn khít với nhau. Chúng thường sống chung với nhau để bảo vệ nhau. Mắt đà điều có thể nhìn thấy rõ hơn, ngựa có thể ngửi mùi hoặc nghe thấy những điều nguy hiểm đang rình rập. Sự phối hợp này phải nói là vô cùng ăn ý.
2.4. Bản năng tự vệ
Trong 1 gia đình nếu như có 1 con bị kẻ địch tấn công. Những con còn lại sẽ quây quanh con bị thương đó. Chúng cùng nhau cố gắng đánh đuổi kẻ thù, bảo vệ sự an nguy cho bầy đàn giống như sức mạnh của sự đoàn kết của con người.
2.5. Dùng ngựa vằn thay thế lừa
Vì 2 con vật này có kích thước cũng như là tập tính sinh hoạt tương đối giống nhau. Vì thế mà những người làm xiếc để đánh lừa khán giả bằng cách dùng ngựa vằn để thay thế lừa.
3. Sinh sản
So với ngựa đực thì ngựa cái lại trưởng thành sớm hơn. Ngựa cái có thể sinh con đầu lòng bắt đầu từ năm 3 tuổi. Trong khi đó con đực phải năm thứ 5, thứ 6 mới bắt đầu giao phối. Mỗi năm ngựa vằn có thể đẻ con 1 lần. Ngay từ lúc mới sinh ra, con non có thể đứng, đi lại và bú được sữa mẹ.
Những con ngựa vằn núi và ngựa vằn đồng bằng sẽ được cả bố và mẹ và những con đầu đàn khác bảo vệ rất cẩn thận.
Loài động vật này sống theo bầy đàn lớn và trong đó chúng lại chia theo từng nhóm nhỏ hơn. Gia đình ngựa vằn sẽ bao gồm 1 con đực, vài con cái và những con con của chúng sống chung với nhau.
Hầu hết những loài ngựa vằn khác có nguy cơ tuyệt chủng thấp thì ngựa vằn Grevy lại đang nằm trong danh sách khẩn cấp vô cùng nguy hiểm. Cần được bảo vệ.
4. Kết luận
Trên đây là những thông tin thú vị về ngựa vằn mà chúng tôi muốn mang đến cho độc giả những kiến thức bổ ích. Hy vọng có thể giúp cho bạn đọc nắm được một số điều thú vị đến từ loài ngựa thú vị này.
Tổng hợp: MinhGaChoi.com