Nội Dung Bài Viết
Chuột túi từ lâu được xem là biểu tượng của đất nước Úc với vẻ ngoài vô cùng dễ thương, mong manh. Trong thế giới loài vật, đây là động vật thú vị nhất, chúng có mối quan hệ mật thiết với con người. Được xếp vào dòng thú có túi thuộc họ của Macropods.
Để hiểu hơn về nguồn gốc, đặc tính của giống chuột này. Mời quý độc giả hãy cùng chúng tôi theo dõi qua bài viết dưới đây nhé.
1. Chuột túi Kangaroo
Khi nhắc đến chuột túi, chắc hẳn bạn sẽ nhớ đến nó là biểu tượng cho nước Úc. Chúng là loài động vật vô cùng dễ thương, mong manh, có mối quan hệ mật thiết với con người.
Ban đầu chúng có tên là Kanguru. Đến sau này, nhà khoa học tên là John B. Haviland đã đổi tên của chúng lại thành Kangaroo. Loài chuột này thuộc họ Macropods, được xếp vào dòng thú có túi. Duy nhất đây là loài chuột không xếp vào bộ chuột hay là bộ gặm nhất.
2. Đặc điểm của Kangaroo
Kangaroo là loài chuột duy nhất di chuyển bằng cách nhảy 2 chân sau. Kích thước của cơ thể khi trưởng thành vô cùng to lớn. Với chiều dài của cơ thể có thể từ 85-105 cm. Khối lượng của cơ thể trung bình dao động từ 18 – 90kg.
– Phần đầu của chuột túi Úc có gần giống với phần đầu của nai và hưu.
– Mõm của chuột tương đối lớn, hình vuông, răng đều, mũi màu đen.
– Đôi tai của chúng khá to và dựng đứng.
– Loài chuột này có 4 chân, tuy nhiên 2 chân trước lại ít phát triển và ngắn hơn so với 2 chân sau.
– Chuột túi khi còn nhỏ sẽ không có lông. Đến giai đoạn trưởng thành thì bộ lông mới bắt đầu hình thành, trở nên dày và xù hơn.
Phụ thuộc vào từng dòng chuột mà sẽ có màu sắc khác nhau. Nhưng đa số chúng sẽ có màu vàng, nâu, đỏ, đen.
Tương tự như người, Kangaroo có thể đi và nhảy bằng 2 chân. Chúng có thể giữ thăng bằng cho cơ thể bằng chiếc đuôi lớn ở phía sau khi nhảy.
Tốc độ của Kangaroo trung bình khi nhảy sẽ là khoảng 25km/h. Tốc độ tối đa sẽ lên đến 70km/h.
Ngoài tự nhiên, tuổi thọ của chúng lên đến 6 năm tuổi. Nếu như được sống trong môi trường nuôi nhốt thì tuổi thọ có thể lên đến 20 năm tuổi.
2.1. Kangaroo ăn gì?
Kangaroo chủ yếu sẽ hoạt động vào ban đêm. Đặc biệt là vào những ngày hè nóng rực, tần suất hoạt động ban đêm càng cao hơn. Vào những ngày có thời tiết mát mẻ, chúng có thể kiếm ăn vào cả buổi sáng.
Thức ăn chủ yếu của chuột là thực vật như nấm, lá cây,… Hoặc có thể là các loài côn trùng, sâu bộ.
Cấu tạo tiêu hóa của chuột túi tương tự như của bò, cừu. Vì vậy khi chúng ăn vào rồi thì cũng có thể nôn ra và nhai lại. Sau đó sẽ tiêu hóa thêm 1 lần nữa.
2.2. Đặc điểm sinh sản của chuột túi Úc
Kangaroo sinh sản bằng hình thức giao phối với con được, đẻ con và chúng nui con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Cơ bản, chu kỳ sinh sản của chuột kangaroo tương tự như của con người. Chuột mẹ sẽ mang thai tầm khoảng 30 ngày.
Chuột con sinh ra sẽ không có lông và có màu đỏ. Trọng lượng cơ thể khoảng 0.8 – 1 gram. Cơ thể có chiều dài khoảng 2.54 cm.
Sau khi sinh ra, chuột túi con sẽ nằm trong túi mẹ khoảng 8 tháng mới chui ra ngoài. Ngay sau khi tách con thì chuột sẽ có thể bắt đầu kỳ sinh sản mới ngay lập tức.
2.3. Nơi sinh sống của kangaroo
Chuột túi kangaroo có sức khỏe rất tốt. Có thể thích nghi ở bất kỳ nơi nào của môi trường sống nào. Nhưng chủ yếu chúng xuất hiện tại các sa mạc ở Úc và sống chung với bầy đàn.
3 Phân loại chuột túi
Chi của chuột túi có rất nhiều loài, tuy nhiên chúng tôi sẽ giới thiệu 4 loại chuột Kangaroo phổ biến nhất.
3.1. Kangaroo đỏ
Với tên gọi khoa học của chuột túi đỏ là Macropus rufus. Chúng được nhà khoa học Desmarest miêu tả và đặt tên vào năm 1822.
Môi trường sống của chuột túi đỏ khá là phong phú. Chúng xuất hiện bất cứ nơi nào trên thế giới. Đặc biệt, chúng sẽ được tìm thấy nhiều ở vùng núi phía tây New South Wales. Cũng như là trên các vùng đất nắng, khô cằn.
3.2. Chuột túi xám miền tây
Chuột túi xàm miền tây còn được gọi với tên gọi khác là Kangaroo mặt đen hay chuột túi mallee. Tên khoa học của giống chuột này là Macropus fuliginosus.
Giống chuột này được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực phía tây nước Úc và trên lưu vực sông Murray. Khi trưởng thành, trọng lượng của cơ thể nặng khoảng 54kg, cao khoảng gần 1m.
Bộ lông của chuột túi xám miền tây tương đối dày, thô và có màu xám, đen hoặc là nâu.
3.3. Chuột túi antilopinus
Tên khoa học của chuột túi antilopinus là Macropus antilopinus. Kích thước của loài chuột này khá lớn. Trọng lượng của cơ thể chỉ nhẹ hơn 1 chút so với dòng chuột túi đỏ và xám miền tây.
Khi nhìn từ xa thì trông loài chuột này khá giống với loài linh dương. Loài chuột này thường sống ở các khu vực như miền Tây hoặc mà miền Bắc nước Úc.
4. Mối quan hệ giữa Kangaroo với con người
Kangaroo là loài động vật vô cùng dễ thương, thân thiện và hiền lành đối với con người và môi trường.
Nó được xem là một biểu tượng văn hóa đối với người dân nước úc. Bạn sẽ bắt gặp hình ảnh của loài vật này xuất hiện trên huy hiệu, tiền giấy, hãng hàng không và các đội bóng.
5. Thực phẩm và các sản phẩm từ Kangaroo
Kangaroo là loài động vật có thể sinh trưởng và phát triển nhanh. Chính vì thế để tránh hệ sinh thái bị mất cân bằng. Người dân Úc sử dụng chuột túi để làm thực phẩm cũng như là vật dụng sinh hoạt hàng ngày.
5.1. Thịt chuột túi
Thịt chuột Kangaroo được coi là nguồn thực phẩm vô cùng quý giá và quan trong. Theo như các nghiên cứu cho thấy, trong thịt chuột chứa nhiều protein, chất béo chỉ khoảng 2%. Trong khi đó khoáng chất và vitamin vô cùng phong phú.
Thịt Kangaroo có công dụng giúp ngăn chặn cũng như giảm thiểu chứng bệnh béo phì hay là bị hiện tượng xơ vữa động mạch. Hiện nay thịt kangaroo được nhiều quốc gia nhập khẩu vì giá trị mà chúng mang lại vô cùng cao.
5.2. Da chuột túi
Bởi vì đặc điểm của da Kangaroo là dai và rất dày nên chúng được sử dụng để làm bóng đá pvf bóng bầu dục.
Trên đây là những thông tin về loài chuột túi Kangaroo mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn đọc. Một trong những loài chuột có kích thước lớn nhất trên thế giới nhưng vô cùng dễ thương. Giá trị dinh dưỡng mà chúng mang đến cho con người cũng không kém.
Tổng hợp: MinhGaChoi.com