Nội Dung Bài Viết
Bệnh bạch lỵ ở gà là bệnh truyền nhiễm nhanh do vi khuẩn salmonella pullorum gây ra. Đây là bệnh lý phổ biến ở gà con 1-3 tuần tuổi. Để phòng ngừa cũng như nhận biết và chữa trị thì bà con hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết sau đây nhé!
Hiện nay, có càng nhiều bệnh phổ biến trên gia cầm nhất là gà, những bệnh này đa phần sẽ có những dấu hiệu riêng, nhưng chúng cũng có những dấu hiệu nhận biết chung chung nên bà con cần hiểu rõ để biết đó là bệnh gì. Sau đây là bệnh bạch lỵ, dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị ở gà bạn nên biết để có thể nhanh chóng bảo vệ đàn gà của mình nhé!
1. Bệnh bạch lỵ ở gà
Bệnh bạch lỵ ở gà là một bệnh truyền nhiễm nhanh. Bệnh này do vi khuẩn có tên salmonella pullorum gây ra và thường xảy ra ở gà con từ 1-3 tuần tuổi. Bệnh này còn có thể có ở các loại gia cầm khác.
Ở môi trường bình thường thì vi khuẩn gây bệnh này thường có thể sống đến 3-4 tháng, vi khuẩn này khá khó để tiêu diệt, chúng có thể ẩn nấp trong môi trường chuồng trại, trong phân. Chỉ cần có điều kiện sẽ tiến hành xâm nhập vào cơ thể gia cầm và gây bệnh.
Người chăn nuôi có thể tiêu diệt vi khuẩn này bằng cách dùng thuốc khử trùng như biodine, bioxide, bioxept,… để diệt trừ chúng.
Đây là bệnh có mức độ lây lan nhanh, nên bà con chăn nuôi cần nhận biết sớm để điều trị ngay từ đầu. Tránh việc lây lan rộng ra đàn và ra các đàn khác.
2. Triệu chứng của bệnh bạch lỵ ở gà
Bệnh này có biểu hiện bên ngoài khi gà mắc như sau:
- Gà bỏ ăn, uống, luôn ủ rũ, rụt đầu, thụ động. Gà nhìn như đang mệt mỏi, buồn ngủ, lông bị xù, di chuyển chậm chạp, hay đứng yên một chỗ.
- Gà có phân lỏng, không nguyên khối, phân có kèm theo nước màu trắng hoặc trắng vàng.
- Vùng lông ở hậu môn có bết bẩn do phân, lông hậu môn dính vào nhau, bết dính, ướt và bẩn.
Những triệu chứng này rất dễ dàng để bà con có thể nhận biết. Bà con khi thấy một trong những dấu hiệu trên cần chủ động quan sát và chữa trị kịp thời để tránh bị lây rộng ra đàn gà.
3. Nguyên nhân lây bệnh bạch lỵ
Bệnh này có cách truyền nhiễm là từ mẹ sang con qua đường máu. Nếu như gà mẹ mà mang vi khuẩn bạch kỵ mãn tính thì khi đẻ trứng, gà con nở sẽ có khả năng cao bị bệnh bạch lỵ ở gà này.
Nguyên nhân gây nhiễm bệnh khác là do vi khuẩn gây bệnh này sống trong môi trường chuồng trại, phòng úm gà. Chuồng trại không vệ sinh, không đảm bảo sạch sẽ và không được khử trùng khiến vi khuẩn tồn tại được, nên gà sống ở đó dễ bị nhiễm bệnh.
Do sự lây lan từ những gà bị bệnh sang gà khỏe mạnh. Gà bị bệnh thải phân có chứa vi khuẩn làm cho các gà khỏe mạnh ăn và mắc phải, nên sẽ có khả năng mắc bệnh bạch lỵ ở gà khá cao.
Đây là những con đường chủ yếu khiến bệnh này lây lan ra các đàn. Bà con cần chú ý để có thể bảo vệ đàn gà của mình tốt nhất. Sau đây sẽ là những cách phòng ngừa dựa trên những nguyên nhân lây lan bên trên.
4. Biện pháp phòng ngừa bệnh
Để có thể phòng ngừa được bệnh này từ sớm thì bà con, anh em nuôi gà thường và gà đá gà cựa dao nên thực hiện các biện pháp sau đây:
- Thường xuyên tiến hành vệ sinh môi trường xung quanh chuồng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Dùng thuốc khử trùng diệt khuẩn để tiến hành giết chết vi khuẩn gây bệnh bạch lỵ ở gà có trong môi trường, chuồng trại.
- Cọ rửa, sát trùng dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống thường xuyên. Nên xử lý phân gà đúng cách để tránh vi khuẩn gây bệnh ẩn trong phân.
- Đối với gà con thì nên cho uống thuốc phòng bệnh bạch lỵ ở gà khi mới được 3-5 ngày tuổi. Sử dụng một số loại thuốc như là ampicoli 1g hòa với 2 lít nước để cho gà uống. Nên loại bỏ những con gà sinh sản mắc bệnh bạch lỵ để tránh việc gà con khi nở ra bị bệnh này.
Những biện pháp phòng ngừa trên sẽ giúp bà con chuẩn bị cho đàn gà của mình trước những nguy cơ bị bệnh này. Hãy nhớ thực hiện nay từ sớm cùng các biện pháp phòng ngừa các bệnh khác để tránh gà bị nhiễm bệnh về sau.
5. Cách điều trị
Với đàn gà có dấu hiệu mắc bệnh bạch lỵ ở gà, bà con nên cho uống ngay thuốc ampicoli 1g/ 2 lít nước hay các thuốc đi kèm thêm như noploxacin/enroflocaxin, men tiêu hóa, bcomplex.
Nên lưu ý là bà con cho gà uống nhanh nhất ngay sau khi có dấu hiệu bệnh và cho cả đàn dùng thuốc này để tránh lây lan rộng ra.
Người chăn nuôi nên dùng thêm các chế phẩm để tiêu diệt vi khuẩn trộn vào vỏ trấu để giúp phân gà phân hủy nhanh hơn và diệt các vi khuẩn có trong phân nhé!
Cùng đó, với gà bị bệnh thì nên cách ly ra khỏi đàn, tránh lây lan cho cả đàn gà.
Với gà bị bệnh nặng thì nên tiêm trực tiếp ampicoli vào cơ thể gà nếu như việc cho uống không giảm bệnh.
Trên đây là những điều về bệnh bạch lỵ ở gà, dấu hiệu và cách phòng ngừa, điều trị. bà con chăn nuôi nên tham khảo để chủ động phòng ngừa điều trị cho đàn gà của mình. Nên chủ động quan sát đàn gà, theo dõi sức khỏe thường xuyên để tránh phát hiện bệnh trễ, dẫn đến lây lan rộng ra cả đàn.
Ngoài ra, bà con còn nên tham khảo thêm các bệnh phổ biến trên gà khác tại MinhGaChoi.com để biết thêm và phòng ngừa rồi nhận biết điều trị bệnh đó nhé! Nhất là những căn bệnh lây nhiễm nhanh, nguy hiểm, bà con cần chủ động phòng chống. Còn có các tin tức chăn nuôi khác cũng có tại trang web này, bà con có thể dễ dàng cập nhật các tin tức mới nhất, thông tin, công nghệ chăn nuôi mới hiện nay tại web. Chúng tôi sẽ đem đến cho bà con chăn nuôi những thông tin mới nhất hiện nay một cách nhanh chóng, đầy đủ và tiện lợi nhất.
Chúc bà con có thời gian chăm sóc đàn gà hiệu quả, bội thu.
Tổng hợp: MinhGaChoi.com